Nhóm Thân Hữu Nguyễn Huệ 1977 Tuy Hòa
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu
Ha`ng cho^m tu*` ba'c QLi` EmptyYesterday at 10:47 am by phambachieu

» Trang đường luật Phạm Bá Chiểu
Ha`ng cho^m tu*` ba'c QLi` EmptyThu Mar 11, 2021 8:18 pm by phambachieu

» Music Mix
Ha`ng cho^m tu*` ba'c QLi` EmptyFri Jul 03, 2020 8:40 pm by KBB

» Trần quang Lộc
Ha`ng cho^m tu*` ba'c QLi` EmptySat Jun 13, 2020 2:04 pm by KBB

» THƠ ĐỜI PHẠM BÁ CHIỂU
Ha`ng cho^m tu*` ba'c QLi` EmptyMon May 18, 2020 6:14 am by phambachieu

» THƠ NGỤ NGÔN PHẠM BÁ CHIỂU
Ha`ng cho^m tu*` ba'c QLi` EmptyMon May 18, 2020 6:12 am by phambachieu

» POP music
Ha`ng cho^m tu*` ba'c QLi` EmptySun Dec 16, 2018 11:26 pm by KBB

» Tình Xuân..
Ha`ng cho^m tu*` ba'c QLi` EmptyWed Feb 07, 2018 8:10 pm by KBB

» SG đi miền Tây
Ha`ng cho^m tu*` ba'c QLi` EmptyThu Oct 05, 2017 8:09 am by KBB


Ha`ng cho^m tu*` ba'c QLi`

+2
KBB
TCo
6 posters
Trả lời chủ đề này

Go down

Ha`ng cho^m tu*` ba'c QLi` Empty Ha`ng cho^m tu*` ba'c QLi`

Bài gửi by Li Lo*'n Sun Jan 16, 2011 7:08 am

Chuyện rất hay rất có ý nghĩa !!!! Nên chuyển đọc cho nhau nghe...


Xin chuyển tặng hai câu chuyện ngắn rất hay. Giờ mới biết cái tên O'Hare mà người ta đặt cho phi trường quốc tế ở Chicago phát xuất từ đâu!
Về Al Capone, tên gangster khét tiếng một thời ở Mỹ, chắc các bạn đã xem nhiều phim liên quan trên TV. Ngoài luật sư Easy Eddie, dường như còn một kế toán viên cũng đã góp công vào việc vạch trần bộ mặt tên ác ôn này.

Hai câu chuyện nên đọc. Kính chuyển.




Chuyện thứ nhất
Có rất nhiều quân nhân can trường trong thế chiến thứ Hai, một trong những anh hùng đó là Trung Tá phi công Hải Quân Butch O’Hare. Trung tá O’Hare là phi công khu trục tùng sự trên hàng không mẫu hạm Lexington trong vùng biển khu vực Nam Thái Bình Dương.
Một hôm toàn thể phi đoàn của ông được giao phó thi hành một phi vụ quan trọng. Sau khi cất cánh và gia nhập đội hình bay, liếc nhìn bảng phi cụ, ông nhận ra có chuyện không ổn, hoặc là đồng hồ báo xăng bị hư hoặc là ai đó không bơm đẩy xăng cho ông. Với tình trạng này, ông không đủ xăng để hoàn thành nhiệm vụ và trở về tầu được. Trung tá O’Hare báo với Phi ĐoànTrưởng và được lệnh phải quay về. Ông miễn cưỡng rời khỏi đội hình của phi đoàn và quay trở lại hàng không mẫu hạm.
Trên đường về tầu, bỗng nhiên, trung tá O’Hare thấy một cảnh tượng làm ông dựng tóc gáy: dưới thấp xa xa trước mặt ông là nguyên một phi đoàn oanh tạc cơ của Nhật đang trên đường tìến về hải đội Hoa kỳ. Phi đoàn khu trục của Hoa Kỳ đã bay đi thi hành nhìệm vụ và hải đội không còn ai bảo vệ cả. Dù có gọi, phi đoàn khu trục cũng không thể trở về kịp để cứu và cũng không còn thời gian để báo với hải đội những nguy hiểm sắp đến. Việc duy nhất còn có thể làm là bằng bất cứ giá nào cũng phải xua đuổi phá tan và chuyển hướng đội oanh tạc cơ Nhật.
Không còn nghĩ đến an nguy cho mình, trung tá O’Hare lao thẳng vào đội hình đoàn oanh tạc cơ Nhật, với bốn nòng súng 50 ly gắn trên cánh đỏ rực, ông tấn công tới tấp bắn hết chiếc này đến chiếc khác. Đến khi hết đạn, ông vẫn tiếp tục tấn công, liều lĩnh đâm thẳng vào các phi cơ Nhật, cố gắng cắt đuôi chiếc này, hay cắt cánh chiếc kia mong cho họ không điều khiển và bay được. Trong đáy cùng tuyệt vọng, ông làm bất cứ gì có thể làm để các oanh tạc cơ Nhật không đến được hải đội Hoa kỳ.
Cuối cùng, đoàn phi cơ Nhật bối rối và chuyển hướng. Thở ra nhẹ nhõm, trung tá O’hare lê lết chiếc máy bay tả tơi của mình về lại hàng không mẫu hạm. Ông báo lại sự việc, chiếc máy quay phim gắn trên phi cơ là bằng chứng hùng hồn nhất. Nỗ lực trong tuyệt vọng để bảo vệ hải đội Hoa kỳ, ông đã hạ 5 chiếc oanh tạc cơ Nhật.
Đó là ngày 20 tháng 2 năm 1942. Trung tá O’Hare là phi công Hải Quân đầu tiên trong quân chủng được trao tặng Huân Chương Danh dự của Quốc Hội Liên Bang Hoa kỳ.
Năm 1943, trung tá O’Hare tử trận trong một cuộc không chiến lúc ông 29 tuổi. Để không ai có thể quên được người anh hùng này, phi trường của thành phố Chicago , quê hương ông, đã được đặt tên là phi trường O’Hare. Dịp nào đó nếu dừng chân tại phi trường O’Hare, xin hãy đi thăm khu kỷ niệm O’Hare, nhìn tận mắt Huân Chương Danh Dự đã gắn lên ngực áo của ông. Khu lưu niệm này nằm giữa Terminal 1 và Terminal 2.
Chuyện thứ hai
Hơn mười lăm năm trước đó, tại thành phố Chicago có một người mang biệt danh là Easy Eddie. Trong thời gian này, Trùm tội ác Al Capone hầu như làm chủ thành phố. Capone nổi tiếng không do các hành động anh hùng mà vì các việc làm bóc lột, tàn nhẫn và hung ác. Thành phố Chicago , qua Capone, tràn ngập những nơi bán rượu lậu, các động mãi dâm và các vụ giết người không gớm tay.
Easy Eddie là luật sư của Al Capone. Chắc chắn Eddie rất giỏi. Việc rành rẽ và biết lợi dụng các kẽ hở pháp luật của Eddie đã giúp Capole nhởn nhơ ngoài vòng tù tội. Để tỏ lòng biết ơn, Capole trả công Eddie rất hậu. Không chỉ về tiền bạc mà còn chu cấp về tài sản nữa. Chẳng hạn như gia đình Eddie sống trong một lâu đài lớn, kín cổng cao tường và thừa mứa các tiện nghi của lúc đó với kẻ hầu người hạ ngay trong nhà. Lâu đài này lớn đến độ chiếm nguyên một đoạn đường của thành phố Chicago . Dĩ nhiên với cuộc sống giầu có quyền thế của kẻ đương thời, làm sao Eddie có thể nhận và hiểu được những khốn cùng của xã hội chung quanh.
Như mọi người, Eddie có một yếu điểm. Có một con trai và Eddie thương con vô cùng. Cậu bé có đủ thứ ở trên cõi đời, toàn những loại thượng hảo hạng: quần áo, xe cộ ngay cả trường học nồi tiếng vì giá cả tiền bạc không thành vấn đề, không gì có thể ngăn cản được. Mặc dù liên hệ chặt chẽ và chìm ngập trong tội ác, Eddie cũng đã có những cố gắng dậy con thế nào là phải và trái.
Vâng, Eddie đã cố dậy cậu con trai vượt lên từ cuộc sống nhớp nhúa của chính mình, ước mong con sẽ là người tốt.. Cho dù giầu có và quyền thế xiết bao nhưng vẫn có hai thứ Eddie không thể cho con được, hai thứ mà chính Eddie đã chót bán cho Capone: làm gương và để lại cho con niềm danh dự.
Qua nhiều đêm trằn trọc thao thức, Eddie quyết định việc để lại danh dự cho con cần thiết, quan trọng và có ý nghĩa hơn là cho con cuộc sống giầu có với những đồng tiền từ máu và nước mắt của người khác. Phải thay đổi hoàn toàn những việc làm lầm lỡ trước kia, phải báo với chính quyền những sự thật vế Al Capone. Eddie cố gắng rửa sạch những nhơ nhớp trên cái tên của mình, ngõ hầu cho con biết thế nào là trung thực và ngay thẳng.
Để hoàn tất mọi chuyện, Eddie phải ra trước toà làm nhân chứng chống lại ông Trùm, biết rằng giá phải trả sẽ không nhỏ. Hơn tất cả mọi chuyện trên đời, Eddie muốn phục hồi tên tuổi mình, hy vọng sẽ để lại cho con tấm gưong và niềm danh dự.
Eddie ra trước toà làm nhân chứng, Trùm Al Capone vào tù. Vài tháng sau, Eddie gục ngã trong cơn mưa đạn trên một con đường lẻ loi ở Chicago . Eddie đã để lại cho con trai một món quà lớn nhất trên thế gian này, mua bằng giá cao nhất là sinh mạng của chính mình.
Hai câu chuyện này có liên hệ gì với nhau ? Trung tá phi công Hải Quân Butch O’Hare là con trai của Easy Eddie. Ước mong bạn cũng ngậm ngùi và cảm khái như tôi khi đọc những giòng này










Li Lo*'n
Khách viếng thăm


Về Đầu Trang Go down

Ha`ng cho^m tu*` ba'c QLi` Empty Re: Ha`ng cho^m tu*` ba'c QLi`

Bài gửi by TCo Sun Jan 16, 2011 10:28 am

Li Lớn chịu khó bỏ dzô phố hai câu chuyện mang nhieu y nghia hén.
Cảm ơn nhiều nghen.
Very Happy
TCo
TCo

Tổng số bài gửi : 1140
Points : 6277
Reputation : 5
Join date : 05/06/2010

Về Đầu Trang Go down

Ha`ng cho^m tu*` ba'c QLi` Empty Re: Ha`ng cho^m tu*` ba'c QLi`

Bài gửi by KBB Mon Jan 17, 2011 7:39 am

Cảm ơn Li lớn! Còn chuyện nữa hong dán tiếp đi Li Lớn?

KBB

Tổng số bài gửi : 1003
Points : 6203
Reputation : 4
Join date : 11/06/2010

Về Đầu Trang Go down

Ha`ng cho^m tu*` ba'c QLi` Empty Re: Ha`ng cho^m tu*` ba'c QLi`

Bài gửi by Li Lo*'n Mon Jan 17, 2011 8:34 am

Hiihhi... pha?i ddo*.i ba'c Li` nho? gio.t mo*'i co' ddo' hai nuo*ng. ddo*.i ddi he'n.

Li Lo*'n
Khách viếng thăm


Về Đầu Trang Go down

Ha`ng cho^m tu*` ba'c QLi` Empty Re: Ha`ng cho^m tu*` ba'c QLi`

Bài gửi by xi trum Mon Jan 17, 2011 7:30 pm

Công nhận Ly chịu khó xem nghen , lâu lắm Chum hỏng có mở mấy cái attach từ QLi nữa à Very Happy
xi trum
xi trum

Tổng số bài gửi : 1205
Points : 6347
Reputation : 2
Join date : 08/06/2010

Về Đầu Trang Go down

Ha`ng cho^m tu*` ba'c QLi` Empty Re: Ha`ng cho^m tu*` ba'c QLi`

Bài gửi by Admin Wed Mar 30, 2011 9:50 am

Chôm từ Quách Lỳ ...tiếp,


CHUYỆN CÁI CẦU !


Trần Bình Nam

Cái cầu đây không phải cái cầu bắc qua sông qua suối mà là cái cầu… tiêu.

Năm 2004 tôi đi du lịch Trung quốc với công ty du lịch Saigon Voyages của ông Trần
Chính. Chuyến đi đó ông Trần Chính đích thân hướng dẫn. Ông Chính có lối kể chuyện
duyên dáng. Chuyện nghe rồi ông kể lại vẫn thấy hay.
Đến Bắc Kinh nơi thưởng ngoạn chính của du khách là Cấm Thành. Gọi là Cấm Thành vì
đó là trung tâm quyền lực, nơi các vua Trung quốc từ triều nhà Minh qua triều Mãn
Thanh ngồi trị vì cả nước, dân chúng không được ra vào.
Mỗi ngày sau hồi trống thu không (trống điểm ngày hết, đêm về) mọi người thuộc phái
nam, trừ con cái của hòang tộc và các hoạn quan, đều phải ra khỏi thành. Sau cuộc
cách mạng Tân Hợi năm 1910 Cấm Thành không còn bị cấm nữa, và trở thành một địa điểm
du lịch ăn khách nhất của Trung quốc.
Trong Cấm Thành lối đi không rộng, kiến trúc này chen lấn kiến trúc kia. Từ quảng
trường Thiên An Môn du khách vào Cấm Thành bằng cổng trước rồi theo lối một chiều
định sẵn đi thăm lâu đài vua chuá và các di tích lịch sử của hằng trăm năm để lại
rồi ra khỏi Cấm Thành bằng cổng sau.
Sắp ra cổng, ông Trần Chính hỏi chúng tôi:
“Đi qua bao nhiêu nhà cửa dinh thự, nơi làm việc và ăn ngủ của bao nhiêu con người
quý vị có nhận xét gì không?” Không ai có câu trả lời ngay. Ông Chính nói:
“Trong Cấm Thành không có cầu tiêu!” Du khách ai cũng ngạc nhiên nhận ra quả thật là
vậy. Một câu hỏi hiển nhiên đến với mọi người.
“Vậy người xưa đã giải quyết làm sao?”
Ông Chính giải thích: Trong Cấm Thành người ta dùng tro đựng trong những thùng nhỏ
bằng gỗ, tiêu tiểu trong đó phủ tro lên, rồi đậy nắp lại. Kín đáo và không có mùi.
Mỗi buổi sáng khi cửa thành mở, hằng đoàn người quang gánh vào dọn tro trong các hộp
gỗ gánh đổ vào một khoảng đất rộng sau Cấm Thành. Từ triều đại này qua triều đại
khác, tro chất thành một ngọn đồi càng ngày càng càng cao trông như một ngọn núi
nhỏ. Người Trung quốc thi vị hoá ngọn đồi và đặt tên là Đồi Hương. “Hương” nào cũng
là hương!
Dưới thời Mao Trạch Đông, bà Giang Thanh, vợ cưng một thời của Mao, biến Đồi Hương
thành một thắng cảnh tô điểm cho Cấm Thành và làm nơi nghỉ ngơi giải trí khi bà gặp
điều phiền muộn.
Bây giờ hầu hết nhà cửa của người Trung quốc ở thành phố đều có phòng vệ sinh. Nhưng
có một điều khó hiểu là Trung quốc ngày nay có đủ kỹ thuật để xây dựng cầu tiêu theo
tiêu chuẩn Tây phương và sản xuất đủ các chất hóa học sát trùng bán ra cho cả thế
giới dùng, nhưng các cầu vệ sinh tại Trung quốc, ngay cả trong các khách sạn 3 hay 4
sao vẫn thoang thoảng có mùi.
Ngoài phố thì khỏi nói. Muốn tìm một phòng vệ sinh chỉ cần thính mũi một chút là
biết nó nằm ở đâu. Hình như đối với người Trung quốc cầu tiêu không hôi thì không
phải là cầu tiêu! Và không có mùi nó làm cho người dùng cảm thấy mất hứng … tiêu
tiểu.

Một người bạn tôi đi du lịch nhiều có một nhận xét: Muốn sắp hạng trình độ chung của
một quốc gia bạn chỉ cần sắp hạng các phòng vệ sinh của quốc gia đó. Tôi không đi du
lịch nhiều nên không biết nhận xét đó đúng bao nhiêu phần. Nhưng tôi thấy nói chung
nơi công cộng cũng như tư gia phòng vệ sinh của Trung quốc thua Nga, Nga thua Pháp,
Pháp thua Đức thua Anh, Đức thua Nhật, Nhật thua Mỹ, Mỹ thua Thụy Điển và Na Uy

Không ai sắp hạng cầu tiêu của Ấn Độ, vì Ấn Độ đang trải qua một cuộc “cách mạng cầu
tiêu”.
Những năm gần đây Ấn Độ phát triển nhanh và người phụ nữ Ấn Độ có một đòi hỏi. Họ
đòi hỏi cái cầu tiêu. Thanh niên Ấn muốn lấy vợ cần phải có một cái nhà có phòng vệ
sinh tươm tất. Nếu muốn cuới vợ cho con thì bố mẹ phải có nhà có cầu tiêu. Nếu không
thì đừng hòng.
Người phụ nữ Ấn Độ đã chán cái thời dùng cầu tiêu công cộng và tắm ngoài sông hay
suối. Trước đây 10 năm khỏang 665 triệu, tức nửa dân số Ấn Độ không có cầu tiêu
riêng trong nhà (theo Emily Wax, trong bài viết “The New Seat of Power for Women in
India”, The Washington Post National Weekly Edition số ngày 2-8/11/2009) .
Với tiến bộ về vật chất và phong trào “phi xí sở, bất thành phu phụ” (No Toilet, No
Bride) trong hai năm qua chỉ riêng trong tiểu bang Haryana đã có thêm 1.4 triệu cầu
tiêu trong nhà. Và phong trào xây dựng cầu tiêu đang lan tràn nhanh chóng đến các
tiểu bang miền Nam và thôn quê.
Người thiếu nữ Ấn Độ vốn là một gánh nặng trong gia đình. Ít được bố mẹ cho đi học,
và khi lấy chồng phải có của hồi môn. Nhưng hiện nay người phụ nữ Ấn Độ được đi học,
đi làm, có khả năng tự túc kinh tế, và lấy chồng họ không cần hồi môn mà ngược lại
ra điều kiện cho giới nam nhi biết: Muốn lấy vợ phải có nhà có cầu tiêu đàng hoàng
chứ không còn để vợ dùng nhà vệ sinh công cộng và tắm ngoài sông ngoài suối nữa.
Tại Ấn Độ có nạn phá thai nữ vì vậy có tình trạng trai thừa gái thiếu và phong trào
đòi hỏi cầu tiêu của phái nữ như là điều kiện chọn chồng lại có thêm sức mạnh. Thanh
niên Ấn Độ không còn tự ái hỏi “cô ấy muốn lấy mình hay lấy cái cầu tiêu?”. Họ biết
muốn lấy vợ, tốt hơn là âm thầm sắm cái cầu tiêu.
Người phụ nữ Ấn Độ đang lao mình vào một cuộc cách mạng giải phóng. Tại thôn quê
người ta không còn thấy những người thiếu nữ xó ró, nhút nhát đi đâu phải nhờ cha
hay anh em trai chở đi. Bây giờ họ có thể học hành đỗ đạt, sắm xe, trang điểm, ngồi
làm việc trong phòng giấy của chính phủ hay của các hãng tư. Và họ đang đứng tuyến
đầu của phong trào đòi cầu tiêu để tối thiểu sống sạch sẽ và tránh bệnh tật. Nạn
không quan tâm đến cầu tiêu cho phụ nữ tại Ấn Độ là nguyên nhân sinh ra các thứ bệnh
đường tiểu chưa nói đến các bệnh khác nguy hiểm hơn như tiêu chảy và thương hàn.
Trước đây có một số chính khách tiến bộ tung ra phong trào tạo điều kiện tiêu tiểu
có tiện nghi cho người phụ nữ nhưng không thành công. Một phần do điều kiện vật chất
chưa cho phép, một phần do cản trở tâm lý.
Năm 2001 Ngân hàng Thế giới (World Bank – WB) có kế hoạch giúp Ấn Độ xây chung cư
cho người lợi tức thấp với phòng vệ sinh tươm tất và thấy rằng đa số người Ấn Độ
biến các phòng vệ sinh trong nhà thành kho chứa.
Hiện nay WB thấy rằng phong trào “No Toilet, No Bride” rất có kết quả. Cả nước lên
cơn sốt xây cầu … tiêu. Ở nhiều vùng quê thấp thoáng biểu ngữ “Không gả con gái về
làm dâu nhà nào không có phòng vệ sinh”, một yêu sách công khai không thể tưởng
tượng được cách đây chừng một thập niên. Các tay pha trò nhà nghề tại các rạp hát đã
dùng khẩu hiệu “No Toilet, No Bribe” để chọc cười khán giả và vô tình quần chúng hoá
phong trào … xây cầu tiêu.
Ông Bindeshwar Pathak, một người Ấn Đô sáng lập phong trào “xây cầu tiêu” nói khi
ông mới tung phong trào ra dư luận quần chúng bĩu môi xem như ông khui một hũ mắm.
Nhưng nay khác, người Ấn Độ nam cũng như nữ xem chương trình của ông là “một cuộc
cách mạng không đổ máu.”
Ông Pathak bây giờ có thể mạnh dạn nói với các nhà lãnh đạo Ấn Độ rằng: muốn Ấn Độ
trở thành cường quốc việc trước tiên là có kế hoạch xây đủ cầu tiêu cho dân, trong
nhà cũng như ngoài đường phố.
Tôi nghĩ nhà lãnh đạo chính trị nước nào cũng nên nghe lời khuyên đơn giản đó chứ
không riêng gì Ấn Độ.

Viết đến đây tôi nhớ và thương Mẹ và hai Chị của tôi quá. Cứ lấy một năm cho cụ thể.
Năm 1940 tôi lên bảy, trong nhà tôi có Mẹ và hai Chị. Nhà không có cầu. Phần tôi mỗi
buổi sáng tôi giải quyết nhu cầu bằng cách chạy ra bờ sông Hương (nhà tôi cách bờ
sông Hương 100 mét, giữa nhà và sông là một thửa ruộng nhỏ) ngồi trên bờ ruộng thong
thả nhìn trời nhìn đất và giải quyết nhu cầu. Cho đến bây giờ tôi chưa bao giờ tự
hỏi Mẹ và hai Chị tôi đã giải quyết như thế nào.
Bây giờ Mẹ và Chị đầu của tôi đã qua đời chỉ còn Chị kế của tôi còn sống ở Huế. Chị
kế tôi có chồng – ông ta đã qua đời – từng làm ăn khá giả nên xây được một ngôi nhà
gạch khá lớn bên bờ sông An Cựu nơi khu Nhà Đèn.
Một dịp về Việt Nam tôi lại thăm và ngủ lại ở nhà Chị. Nhà cao cửa rộng nhưng cái
cầu vẫn luộm thuộm. Cầu xây chung với nơi giặt áo quần, nên lúc nào nền cầu cũng ươn
ướt. Và dùng xong phải múc nước dội cầu. Tôi biết Chị tôi có khả năng làm một cái
cầu trong nhà theo tiêu chuẩn Tây phương.
Tôi hỏi, Chị tôi trả lời: Cậu ơi (cậu là cậu em) Chị thấy cầu như vậy là được rồi.
Làm cầu tiêu khô ráo người ta cười cho “cầu tiêu gì mà khô như một cái phòng ngủ”.
Xưa kia ở với Ba Mẹ có cầu trong nhà đâu mà cũng xong cả.
Tôi biết nói gì hơn. Có lẽ cuộc cách mạng của người phụ nữ Ấn Độ hôm nay cũng phải
là cuộc cách mạng của những nhà lãnh đạo Việt Nam.

Phải bắt đầu cuộc cách mạng từ cái nhỏ nhất như cái …. cầu tiêu.


Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 1130
Points : 6390
Reputation : 3
Join date : 02/06/2010

http://www.nguyenhue1977.net

Về Đầu Trang Go down

Ha`ng cho^m tu*` ba'c QLi` Empty Re: Ha`ng cho^m tu*` ba'c QLi`

Bài gửi by HX77 Wed Mar 30, 2011 3:47 pm

Hàng Ad chôm đọc qua thấy sợ... cả lo nữa dzì...dzì là sắp đi du lịch qua TQ mà cứ dzì thì sợ lém a.

HX77
Khách viếng thăm


Về Đầu Trang Go down

Ha`ng cho^m tu*` ba'c QLi` Empty Re: Ha`ng cho^m tu*` ba'c QLi`

Bài gửi by khach Thu Mar 31, 2011 7:22 am

Trong Cấm Thành lối đi không rộng, kiến trúc này chen lấn kiến trúc kia. Từ quảng
trường Thiên An Môn du khách vào Cấm Thành bằng cổng trước rồi theo lối một chiều
định sẵn đi thăm lâu đài vua chuá và các di tích lịch sử của hằng trăm năm để lại
rồi ra khỏi Cấm Thành bằng cổng sau.
Sắp ra cổng, ông Trần Chính hỏi chúng tôi:
“Đi qua bao nhiêu nhà cửa dinh thự, nơi làm việc và ăn ngủ của bao nhiêu con người
quý vị có nhận xét gì không?” Không ai có câu trả lời ngay. Ông Chính nói:
“Trong Cấm Thành không có cầu tiêu!” Du khách ai cũng ngạc nhiên nhận ra quả thật là
vậy. Một câu hỏi hiển nhiên đến với mọi người.
“Vậy người xưa đã giải quyết làm sao?”
....................................


Ha ha ha haaaaaa........
Nhớ lợi một câu trong trong Trung...du ký của KBB:

" Re: LS đi Trung Hoa
LS on Fri Mar 18, 2011 6:06 am

Tử Cấm Thành nối tiếp quảng trường Thiên An Môn, sau bức tường thành mà không biết sao họ lại treo hình cựu Mao chủ tịch ở đó Shocked ...Từ TAMon, đi qua một đường ngầm băng qua con đường xe đang chạy bên trên là lên tới cổng Tử Cấm Thành, cả bọn được đi ca hát trước khi vô cổng, vì nghe nói trong đó chỉ đi theo lối một chiều , khi ra sẽ gặp con đường khác, không có chỗ để ...xả nước cứu thân. (mình không hiểu ngày xưa vợ chồng chủ tớ nhà vua làm chuyện lớn nhỏ thế nào...? ) Very Happy "

KBB đã có lời giửi đáp cho câu hỏi rồi đó. Cảm ơn người cóp bài ở trên nhé! handclap


khach
Khách viếng thăm


Về Đầu Trang Go down

Ha`ng cho^m tu*` ba'c QLi` Empty Re: Ha`ng cho^m tu*` ba'c QLi`

Bài gửi by Kh? Thu Mar 31, 2011 8:58 am

Nhớ lợi một câu trong trong Trung...du ký của KBB:

" Re: LS đi Trung Hoa
LS on Fri Mar 18, 2011 6:06 am

Tử Cấm Thành nối tiếp quảng trường Thiên An Môn, sau bức tường thành mà không biết sao họ lại treo hình cựu Mao chủ tịch ở đó ...Từ TAMon, đi qua một đường ngầm băng qua con đường xe đang chạy bên trên là lên tới cổng Tử Cấm Thành, cả bọn được đi ca hát trước khi vô cổng, vì nghe nói trong đó chỉ đi theo lối một chiều , khi ra sẽ gặp con đường khác, không có chỗ để ...xả nước cứu thân. (mình không hiểu ngày xưa vợ chồng chủ tớ nhà vua làm chuyện lớn nhỏ thế nào...? ) "
Ủa Trung du ký của KBB ở chỗ mô , chỉ cho Bờm đọc dới Khách úi ui


Kh?
Khách viếng thăm


Về Đầu Trang Go down

Ha`ng cho^m tu*` ba'c QLi` Empty Re: Ha`ng cho^m tu*` ba'c QLi`

Bài gửi by Kh? ??c Thu Mar 31, 2011 9:17 am

Basketball
3d 3d 3d 4d40


bietchetlien
waving waving waving Very Happy

Kh? ??c
Khách viếng thăm


Về Đầu Trang Go down

Ha`ng cho^m tu*` ba'c QLi` Empty Re: Ha`ng cho^m tu*` ba'c QLi`

Bài gửi by KBB Thu Mar 31, 2011 5:32 pm

Khờ đặc đã viết: Basketball
3d 3d 3d 4d40


bietchetlien
waving waving waving Very Happy

He he..KBB còn chưa biết, răng Khờ dzí Bờm biết Very Happy

KBB

Tổng số bài gửi : 1003
Points : 6203
Reputation : 4
Join date : 11/06/2010

Về Đầu Trang Go down

Ha`ng cho^m tu*` ba'c QLi` Empty Re: Ha`ng cho^m tu*` ba'c QLi`

Bài gửi by Manh Tien Fri Apr 01, 2011 8:50 am

AD biết rồi, Chắc là bên Tiếng Thời Gian và biệt hiệu LS ( Long "S"uyên ) phải hông?
Phố nhà không gởi bài mà cứ đi đâu.....HIc!
Manh Tien
Manh Tien

Tổng số bài gửi : 510
Points : 5685
Reputation : 1
Join date : 02/06/2010

Về Đầu Trang Go down

Ha`ng cho^m tu*` ba'c QLi` Empty Re: Ha`ng cho^m tu*` ba'c QLi`

Bài gửi by sông phố Fri Apr 01, 2011 9:02 am

Manh Tien đã viết:AD biết rồi, Chắc là bên Tiếng Thời Gian và biệt hiệu LS ( Long "S"uyên ) phải hông?
Phố nhà không gởi bài mà cứ đi đâu.....HIc!
Chắc là oan ơi ..ông địa rùi ha KBB Very Happy

sông phố

Tổng số bài gửi : 55
Points : 5036
Reputation : 0
Join date : 30/08/2010

Về Đầu Trang Go down

Ha`ng cho^m tu*` ba'c QLi` Empty Re: Ha`ng cho^m tu*` ba'c QLi`

Bài gửi by KBB Mon Apr 04, 2011 8:38 am

sông phố đã viết:
Manh Tien đã viết:AD biết rồi, Chắc là bên Tiếng Thời Gian và biệt hiệu LS ( Long "S"uyên ) phải hông?
Phố nhà không gởi bài mà cứ đi đâu.....HIc!
Chắc là oan ơi ..ông địa rùi ha KBB Very Happy

Ừa, oan lém SPho! Very Happy
KBB đâu có phải "Sờ Uyên"..... Laughing

KBB

Tổng số bài gửi : 1003
Points : 6203
Reputation : 4
Join date : 11/06/2010

Về Đầu Trang Go down

Ha`ng cho^m tu*` ba'c QLi` Empty Re: Ha`ng cho^m tu*` ba'c QLi`

Bài gửi by TCo Mon Apr 04, 2011 9:21 am

Bên nào đâu mà sao tui không thấy ?
TCo
TCo

Tổng số bài gửi : 1140
Points : 6277
Reputation : 5
Join date : 05/06/2010

Về Đầu Trang Go down

Ha`ng cho^m tu*` ba'c QLi` Empty Re: Ha`ng cho^m tu*` ba'c QLi`

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


Trả lời chủ đề này
 
Permissions in this forum:
Bạn được quyền trả lời bài viết