Nhóm Thân Hữu Nguyễn Huệ 1977 Tuy Hòa
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu
Tiếng đàn tôi - Page 5 EmptyToday at 9:03 am by phambachieu

» Trang đường luật Phạm Bá Chiểu
Tiếng đàn tôi - Page 5 EmptyThu Mar 11, 2021 8:18 pm by phambachieu

» Music Mix
Tiếng đàn tôi - Page 5 EmptyFri Jul 03, 2020 8:40 pm by KBB

» Trần quang Lộc
Tiếng đàn tôi - Page 5 EmptySat Jun 13, 2020 2:04 pm by KBB

» THƠ ĐỜI PHẠM BÁ CHIỂU
Tiếng đàn tôi - Page 5 EmptyMon May 18, 2020 6:14 am by phambachieu

» THƠ NGỤ NGÔN PHẠM BÁ CHIỂU
Tiếng đàn tôi - Page 5 EmptyMon May 18, 2020 6:12 am by phambachieu

» POP music
Tiếng đàn tôi - Page 5 EmptySun Dec 16, 2018 11:26 pm by KBB

» Tình Xuân..
Tiếng đàn tôi - Page 5 EmptyWed Feb 07, 2018 8:10 pm by KBB

» SG đi miền Tây
Tiếng đàn tôi - Page 5 EmptyThu Oct 05, 2017 8:09 am by KBB


Tiếng đàn tôi

+12
Admin
giot tuyet
Ti Dep
vothiquy
SLH
Manh Tien
Ngốc Xít
soigia
Chiều mùa Đông
phuong 4
xi trum
Dr
16 posters

Trang 5 trong tổng số 7 trang Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7  Next

Go down

Tiếng đàn tôi - Page 5 Empty Re: Tiếng đàn tôi

Bài gửi by H.tuyet Tue Apr 03, 2012 12:32 pm

Ca tuan ni bi cam cum nen luoi vao Pho .Hom nay nghe tieng dan cua Dr thay am ap tam hon nhieu. Cam on Chang nghe si NH77 3d-11

H.tuyet
Khách viếng thăm


Về Đầu Trang Go down

Tiếng đàn tôi - Page 5 Empty Re: Tiếng đàn tôi

Bài gửi by Dr Sun Apr 15, 2012 8:00 am

Các bạn có thích nhạc boléro?
Nếu không "chê" dòng nhạc bình dân này, DR sẽ post vài bài để các bạn nghe chơi...
Thỉnh thoảng Dr vẫn đàn hát những bài bolero, với nhiều tình tự quê hương và dù chưa mặc áo lính nhưng vẫn thích dòng nhạc của Nhật Trường và giọng ca Thanh Thúy, Đan Nguyên...
Mòi các bạn đọc 3 bài viết về dòng nhạc này:

Bolero lại sáng đèn - Kỳ 1: Hát theo nhịp buồn


Bolero cũng như cuộc đời, có lúc chìm lúc nổi, lúc bị chê bai,
nhưng cũng có lúc được xưng tụng như điều không thể thiếu. Giữa đời sống
âm nhạc nhiều xáo trộn vẫn có một lớp ca sĩ trẻ chọn bolero làm sự
nghiệp.

Xuất thân là một cô giáo ở trường tiểu học, Cát Tiên vẫn hay hát
nghêu ngao những giai điệu nào vẳng lên trong đầu như một thói quen sau
các buổi dạy. Và thật lạ, cái ngày mà Cát Tiên nhận ra những bài hát
mình thích và hay hát luôn là những câu hát của dòng bolero.

Không phải hằng năm mà là hằng tháng, hằng tuần vẫn có những cô gái,
chàng trai... rụt rè tìm đến một nơi nào đó để gửi niềm tin, hi vọng có
được một ngày cất tiếng hát theo mơ ước của mình.



Tiếng đàn tôi - Page 5 Sangden2
Cát Tiên và Huỳnh Thật - Ảnh: T.K
Những ngày hoa mộng

Hát cho mình, và hát cho người là ngàn câu chuyện của các tín đồ
bolero từ khi dòng nhạc này khởi sự ở miền Nam. Trong bài Đập vỡ cây
đàn, tác giả Tùng Vân và Tuyết Sơn có ghi lại hết sức cô đọng: “Em bảo
tôi rằng, anh đi học đàn. Để đàn theo lúc em ca, những ngày hoa mộng đời
ta...”.

Sài Gòn vào thập niên 1950-1960, những lò luyện “gà” ca hát thường là
những thầy nhạc và thầy đờn có kinh nghiệm, biết cách bẻ giọng hát theo
những kiểu luyến láy đặc biệt mà chỉ bolero mới có. Những cách thả chữ,
xuống câu... luôn là phương thức để đánh giá trình độ hát và năng khiếu
của người ca sĩ. Do đó Sài Gòn mới hình thành những cái tên khó ai quên
như “nữ hoàng sầu muộn Giao Linh”, đã hát là như níu tim người vò xé;
hay “con nhạn trắng Gò Công” Phương Dung, tiếng hát bay bổng và dìu dặt
khó quên.

Phương thức của các danh ca bolero ngày xưa là tập hát các bài thành
danh của các đàn chị và mài cho bén một bài hát để đóng đinh sự nghiệp
của mình. Một bài hát, các ca sĩ ngày xưa hát đi hát lại, hát đến muốn
xỉu mà thầy chưa cho nghỉ, rồi lại phải tìm cách hát cho ngọt, cho khác
lạ... để có được cái riêng, mở đường cho đời mình. Bởi vậy, đã nghe Nỗi
buồn hoa phượng thì phải nhớ Thanh Tuyền, giọng hát như con ve khóc hờn;
mà nghe Thành phố buồn thì phải nhớ Chế Linh, hát như thở lần cuối,
rụng rời.

Nhiều chục năm sau, Sài Gòn vẫn cứ vậy, những cô gái như Cát Tiên lại
tìm đến ánh đèn màu, lơ ngơ và cất tiếng hát, chất chứa muôn ngàn hi
vọng. “Những bài hát ở miền Nam này cứ ám ảnh, làm tôi thích vô cùng mà
không hiểu tại sao mình thích, dù tôi sinh ra ở miền Bắc”, Cát Tiên kể.
Cô gái này cũng nói nhiều người khuyên cô nên hát nhạc trẻ hoặc tiền
chiến sẽ dễ “lên” hơn, nhưng thật khó nói, trái tim của cô đã theo nhịp
bolero mất rồi.

Học một nghề và đợi một cơ hội



Tiếng đàn tôi - Page 5 Sangden3
Lệ Quyên - Ảnh: Gia Tiến
Tương tự Cát Tiên, Huỳnh Thật - một giọng ca nam đến từ Long An -
cũng mày mò tìm đường đến bolero theo kiểu cất tiếng hát cầu may. Và họ
là những người hết sức may mắn trong hằng hà sa số ca sĩ trẻ đang mộng
làm nghệ sĩ. Một phòng trà ở quận 3, TP.HCM, với ông chủ trẻ cũng là một
người mê bolero, đã nhận thấy chất ngọt ngào và thu hút rất đặc biệt từ
hai giọng ca này và ký độc quyền với họ trong một thời gian dài.

Có thể tạm gác lại những ngày mơ hồ và mong manh với công việc, đôi
bạn trẻ đang dành toàn thời gian để trau chuốt cho sự nghiệp của mình
giữa một thị trường nan giải với bài toán khó trước ưu thế của các nghệ
sĩ phấn son nhảy múa, quần áo và ngôn từ đẹp hơn là khả năng chinh phục
người nghe bằng tiếng hát lời ca. “Tôi giữ tên mình là Thật, như là nghệ
danh, vì chỉ muốn mình hát thật, tình cảm thật để sống với nghề”, Huỳnh
Thật nói, giọng vẫn “bẹt” và chơn chất như của bao người miền Tây.

Đó là cách vào nghề đầy tính truyền thống của một lớp ca sĩ phía Nam,
chọn một nơi để đầu quân, chọn một nơi để học nghề và đợi một cơ hội.

Cách thức đó từng làm nên không biết bao nhiêu tên tuổi của dòng
bolero thế hệ sau mà không thể không nhắc tới: Ngọc Sơn, Đình Văn, Thạch
Thảo, Hạnh Nguyên, Thùy Trang, Cảnh Hàn, Hà Phương, Trần Sang... Tuy có
lúc các phòng trà, quán bar từ chối thẳng thừng những người hát dòng
nhạc này vì coi đó là “rẻ tiền”. Chỉ có tụ điểm văn hóa, các đoàn ca
nhạc đi tỉnh... mới là nơi nâng đỡ họ.

“Sang” hơn và mãnh liệt hơn

Rồi thời gian đi qua, sức hút của bolero lan dần và buộc các quán cà
phê nhỏ, quán bar, thậm chí ngay cả những chương trình ca nhạc thuộc
hàng lớn nhất nhì của cả nước cũng phải thay đổi thái độ và chào mời
những ca khúc, những con người của thể loại này.

Nhưng cũng phải nhìn nhận rằng một lớp nghệ sĩ mới, mang đầy những
chuyển động cách tân âm thầm, khiến bolero đột nhiên “sang” hơn và tỏa
lan sức hút mãnh liệt hơn. Chính điều đó khiến các nhà sản xuất, các nơi
biểu diễn phải hối hả tìm lại và mời mọc.

Khó ai có thể nói hát như Quang Lê là đơn giản như nhạc “sến” của
nhiều thập niên trước, hoặc khó mà tìm được một giọng hát thanh thoát,
đẹp và biểu trưng cho bolero thời nay như Mai Thiên Vân. Thậm chí với Lệ
Quyên, với cách pha trộn kiểu hát giọng Bắc hơi Nam, bỏ vào một ít kỹ
thuật của phong trào thanh nhạc hôm nay, cũng đã làm nên một làn sóng
thưởng thức mới, gom hết phần khán giả khó tính còn lại vào thánh đường
cách tân của bolero.

Sân khấu bolero lại sáng đèn, những ca sĩ của bolero một lần nữa lại
bừng lên niềm tin rằng họ đã chọn không sai đường. Những người sáng tác
cho dòng nhạc này lại tự tin và chắc tay hơn. Và bolero hơn bao giờ hết,
lại dìu dặt với niềm kiêu hãnh phong lưu phố thị của mình.



Bolero cũng tạo ra làn sóng trên Internet
Không phải ai từ đầu cũng tự nhận ra mình thích hợp với
bolero, Đoàn Minh là một ví dụ. Nhiều năm trước yêu ca hát nhưng lại
không hề biết mình có thể sống được với loại nhạc chậm rãi và đầy tình
cảm này, Minh từng tham gia một nhóm nhạc nam chuyên hát nhạc dance và
hip hop.









Tiếng đàn tôi - Page 5 Sangden4
Ảnh tư liệu
Rồi đột nhiên khi tự mình hát thử vài bài như Lá thư cuối
cùng (Mộng Long), Giã từ (Tô Thanh Tùng), Đoàn Minh quyết định chọn một
con đường mới dù không biết sẽ về đâu. Tương tự những hiện tượng được
tìm thấy của giới nhạc trẻ trên Internet, tuy không ồn ào, nhưng album
riêng của Đoàn Minh mang tên Tình tri âm (ảnh) đã tạo nên một làn sóng
thắc mắc về cái tên Đoàn Minh, một giọng ca bolero mới ngọt ngào và sang
trọng. Minh cũng lập nên những kỷ lục của mình như bản ghi âm Lá thư
cuối cùng có tới gần 400.000 lượt nghe và tải về. “Chậm, nhưng cuối cùng
Minh cũng đã tìm thấy điều gì mình cần theo đuổi đến suốt đời”, Đoàn
Minh nói.



Theo Tuổi Trẻ


Được sửa bởi Dr ngày Sun Apr 15, 2012 8:11 am; sửa lần 2.
Dr
Dr

Tổng số bài gửi : 768
Points : 5876
Reputation : 3
Join date : 07/06/2010

Về Đầu Trang Go down

Tiếng đàn tôi - Page 5 Empty Re: Tiếng đàn tôi

Bài gửi by Dr Sun Apr 15, 2012 8:01 am

Bolero lại sáng đèn - Kỳ 2: Dù sến hay sang

Muôn dặm đời người, ít có ai là người VN mà chưa một lần nghe
hoặc ong ong trong đầu một câu ca của dòng nhạc bolero, đặc biệt là
những người sống ở phía Nam.


Tiếng đàn tôi - Page 5 Bolero
Những nữ ca sĩ thành danh của dòng nhạc bolero. Từ trái qua: Hương Lan, Phương Dung và Giao Linh - Ảnh: T.T.D. - Gia Tiến
Bolero len lỏi vào cuộc đời và nhịp sống của người dân đô thị theo
một kiểu khác, với những người ở thôn quê theo một kiểu khác; nhưng bất
luận đó là kiểu nào, âm điệu chập chùng và gần gũi của bolero đều ăn sâu
vào sự thưởng thức của nhiều thế hệ, một cách độc đáo đến mức mà có lẽ
cần phải có một nghiên cứu khoa học chỉn chu mới có thể nói hết được tác
động của loại âm nhạc này với tâm hồn Việt.

Vì sao "sến"?

Khác với rất nhiều kiểu âm nhạc mà người Việt từng thưởng thức,
bolero phần lớn là những câu chuyện kể hồn nhiên, là những sự chia sẻ
cảm giác của mình về tình yêu, về cô đơn, về số phận giàu nghèo, may
rủi, tình bạn bè... Sự đa dạng trong đề tài của bolero là một trong
những yếu tố mạnh mẽ để người ta có thể gióng giọng hát hàng giờ không
biết chán với một guitar thô hoặc "nghèo" hơn thì gõ muỗng.

Một trong những tìm hiểu về bí ẩn của bolero là nhịp điệu. Khi chuyển
hóa từ thể loại nhạc bolero gốc của âm nhạc Latin như một loại nhạc
khiêu vũ chịu ảnh hưởng nhiều từ các hình thức của những quốc gia nói
tiếng Tây Ban Nha và biến thể của người Cuba sang VN, nhịp điệu chậm dần
và hòa hợp với tính cách của người Việt theo một kiểu rất riêng. Rất
thú vị, nếu chỉ cần chú ý, người chơi bolero VN sẽ tìm thấy nhịp điệu
tương đương 60 (bpm) của dòng nhạc này trùng hợp hết sức ngẫu nhiên và
độc đáo với các bài ca cổ, cải lương - vốn là thứ "khoái khẩu" của dân
Nam bộ.

Và cũng không phải ngẫu nhiên mà người ta có một thời gian dài gọi
bolero - tên gọi gần như được định hình khoảng ba năm nay - là nhạc
"sến".

Ðã có rất nhiều tranh cãi và giả thuyết về cái tên khó hiểu này. Tuy
nhiên, giả thuyết hợp lý và đủ các chứng cứ nhất vẫn thuộc về chuyện gọi
nhại theo tên của minh tinh màn bạc người Áo là Maria Schell
(1926-2005).

Lý do của việc nhại theo này là kết quả của sự châm biếm của nhà báo
Tuấn Huy, viết cho tạp chí Kịch Ảnh Sài Gòn những năm 1950 và 1960, là
thời di cư của rất nhiều thanh niên thiếu nữ từ thôn quê lên thành thị
mưu sinh, bao gồm làm lái xe, người ở, bán báo, chạy bàn... Ðó cũng là
thời sính Tây, không ít anh chị tự đặt tên cho mình như Tí Clark Gable,
Hường Claudia Cardinale... Những chủ nhật, lớp người trẻ này hẹn hò nhau
và cùng thảo luận về những cuốn phim diễm tình đầy nước mắt của nữ diễn
viên Maria Schell, người từng được báo chí Ðức mệnh danh là nữ diễn
viên thế hệ trước chiến tranh, lừng danh là có lối diễn xuất "cười vui
mà như lòng nhỏ lệ". Những cuốn phim này lúc đó cũng làm thổn thức nhiều
trái tim nam nữ, không kém đợt sóng của nữ sĩ Quỳnh Dao (Ðài Loan) vào
thập niên 1960-1970.

Cười vào một lớp người học đòi và hay trải lòng chuyện yêu đương của
mình một cách dễ dãi và cũng hay tự bi kịch hóa hoàn cảnh của mình, tác
giả Tuấn Huy, trong một số báo vào năm 1963, đã là người đầu tiên chuyển
chữ Maria Schell này để gọi các cô là "Mari Sến". Và chữ "sến" này dần
dần được chỉ đến các bài hát rất ảo não thời đó về chuyện tình đôi lứa,
đặc biệt qua tiếng hát của Chế Linh hay Hùng Cường...

Nhưng đó chỉ là một giai đoạn của âm nhạc bolero, khi bị áp đặt cho
cái tên "sến", mặc dù nhiều ca khúc của dòng nhạc này mỗi lúc một trở
nên sang trọng, độc đáo hơn và thấm sâu vào đời sống của từng con người
hơn.

Một phong vị độc đáo

Ngay cả những lớp người theo Tây học, luôn tự cho mình là sang vẫn
không giấu được sự thích thú khi tự mình hát lên một bài hát bolero một
giây phút nào đó. Bolero như di chuyển vào từng mạch máu, từng thớ thần
kinh và ngắt đoạn mọi suy nghĩ đưa người ta vào một thế giới thanh thản
của hiện tại, đặc biệt là gợi lại muôn vàn ký ức trong quá khứ, dù đó là
đắng cay hay mộng đẹp.

Thích hay không thích nhạc "sến" đó là chuyện của mỗi cá nhân, nhưng
không có nó, các đô thị miền Nam thiếu hẳn chất "giang hồ" của con người
Nam bộ bên bàn nhậu, thiếu hẳn một phong vị độc đáo như linh hồn của
đời, của phố, của người.

Nhạc "sến" thì ai ca cũng được, nhưng để là một danh ca bolero thì
không phải đơn giản. Tiếng hát của dòng nhạc này lúc thì đòi hỏi phải
nhiều kỹ thuật, nhưng cũng có lúc chỉ cần một cái hồn sẻ chia, bất chấp
các chi tiết yêu cầu của thanh nhạc.

Ðiều thú vị nhất là các ngôi sao giả, hát nhép, đẹp và hát dở...
không bao giờ có thể bước vào dòng nhạc bolero này. Và thậm chí danh ca
bolero mỗi khi cần phải hát nhép để thu hình, đối với họ cũng là một cực
hình.

Cũng như cuộc đời, bolero có lúc chìm lúc nổi, lúc bị chê bai, nhưng
cũng có lúc được xưng tụng như dòng nhạc dễ nhớ nhất của tất cả mọi
người. Nhưng mặc cho dòng đời xô đẩy, bolero vẫn dìu dặt ở từng góc cầu
cho đến sân khấu lớn, không bao giờ có thể mất đi trong sự rung động của
trái tim người yêu nhạc, đặc biệt là niềm tự hào là một mảng văn hóa
hết sức độc đáo của miền Nam.




Bolero hay boléro?
Với khuynh hướng Tây học, nói theo tiếng Pháp, boléro có
thêm dấu sắc, nhưng hoàn toàn tương tự như bolero nói theo tiếng gốc Tây
Ban Nha, tên gọi này nhằm mô tả một loại âm nhạc lãng mạn, hơi chậm và
mượt mà. Khuynh hướng bolero của Tây Ban Nha có phần nhanh hơn ở Cuba.

Bolero khởi đầu là một loại nhạc khiêu vũ ở Tây Ban Nha
và du nhập thịnh hành ở Cuba từ những năm 1800. Người sáng tạo ra điệu
nhảy bolero là một vũ sư người Tây Ban Nha, tên Sebastian Cerezo, với
những buổi giới thiệu điệu nhảy này đầu tiên vào năm 1780.

Ðến VN, thịnh hành ước chừng vào những năm 1940-1950,
điệu bolero chuyển hóa thành một thể thức của VN với nhịp điệu chậm rãi
và dìu dặt hơn, trong khi bolero ở bên ngoài có nhịp 3/4 thì người Việt
biến thành 4/4 và tạo ra những âm điệu riêng. Cho tới nay, nhiều người
trong giới sáng tác vẫn cho rằng người viết tân nhạc điệu bolero đầu
tiên có lẽ là nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, vào năm 1950, với bài Duyên quê.



Theo Tuổi Trẻ


Được sửa bởi Dr ngày Sun Apr 15, 2012 8:05 am; sửa lần 1.
Dr
Dr

Tổng số bài gửi : 768
Points : 5876
Reputation : 3
Join date : 07/06/2010

Về Đầu Trang Go down

Tiếng đàn tôi - Page 5 Empty Re: Tiếng đàn tôi

Bài gửi by Dr Sun Apr 15, 2012 8:02 am

Kỳ cuối: Bolero - mạch ngầm và sông suối
Không bàn về học thuật hay xuất xứ của thể loại bolero, bài viết
này chỉ thử đặt lại câu hỏi cũ: "Vì sao loại hình âm nhạc bình dân này
hình thành và tồn tại?".



Tiếng đàn tôi - Page 5 Bolero-mach-ngam-song-suoi-nd
Ảnh: T.T.D.

Khái niệm "bolero" - còn được gọi một cách phổ thông hơn là "nhạc sến" -
vượt ra khỏi định nghĩa một nhịp điệu của âm nhạc. Khi đến với tâm thức
và ngữ cảnh Việt Nam, nó hình thành một hình thái không ngờ: tâm lý
tiểu thị dân. Cần khẳng định ngay chính cái tâm lý ấy đã tạo thành một
chân dung khác rất "made in Việt Nam", trong khi trước đấy ở phương Tây,
bolero vẫn chỉ là một nhịp điệu mà thôi.







Trên
những vỉa hè dọc bờ kênh Nhiêu Lộc, người ta dễ dàng nhận ra nhiều nhóm
khác nhau với chiếc đàn guitar gỗ đi từng bàn hát phục vụ. Hầu hết là
những người trung niên. Cũng có những nhóm trẻ tuổi.
Ca khúc được chọn hát là giai điệu rất vỉa hè “bolero”. Có lẽ không gian
này phù hợp nhất cho tính chất của thể loại âm nhạc bình dân này.

Lịch sử hình thành những đô thị lớn ở Việt Nam luôn có dấu ấn của những
di dân hay còn gọi là người nhập cư. Khởi đi từ những miền quê xa xôi,
khó khăn thiếu thốn rất nhiều những điều kiện về công việc, học hành,
lập thân, lập nghiệp...; khi đặt chân đến đô thị, những con người tứ xứ
ấy luôn ở tâm trạng hoang mang, lo âu, liệu mình có thể sống được, liệu
mình có cơ hội làm ăn giữa chốn phồn hoa không dành cho tầng lớp của
mình?
Nếu là cậu học trò lên tỉnh thì ngoài cái âu lo cơm áo còn là chút
mặc cảm như những con người nhập cư khác - cái mặc cảm "tỉnh lẻ"... Thế
rồi những con người định cư, nhập cư theo hoàn cảnh cá nhân hay lịch sử
cũng hình thành nên những "quần cư" theo địa phương, theo quê quán cũ
hay đơn thuần chỉ là những xóm ngoại ô ngõ vắng, lầy lội heo hút ánh đèn
vàng...

Cái tâm thức âu lo, muộn phiền, hoang mang ấy khởi đầu và trở thành
đề tài cho âm nhạc bolero - bình dân khai thác và hình thành.

Nhạc sĩ người miền Tây Trúc Phương được xem là ông vua của những ca
khúc thể loại tâm tình, kể lể, sướt mướt, nhiều muộn phiền. Những ca
khúc đó phản ánh gần như tất cả những điều vừa kể của tầng lớp bình dân
trước khi thành tiểu thị dân.

Một đặc điểm nữa của ca khúc mang âm hưởng bolero - nhạc bình dân
luôn là: kể lại một câu chuyện. Không ca khúc nào của dòng nhạc này
không được sáng tác để kể lại một câu chuyện nào đó. Chuyện tình Lan và
Ðiệp là điển hình của một câu chuyện éo le, trái ngang bằng âm nhạc. Hàn
Mặc Tử cũng là một câu chuyện bi thương khác. Căn nhà ngoại ô, Nửa đêm
ngoài phố cũng là những chuyện tình hoặc buồn cho thân phận nghèo hèn,
hoặc nỗi buồn phất phơ của một cuộc gặp gỡ tình cờ ngoài phố đêm bên ánh
sáng kinh thành. Kiếp nghèo, Phố buồn dù được viết ở nhịp điệu tango
cũng được liệt vào loại nhạc mang nỗi buồn ngụ cư, cái mặc cảm thua kém
bên cạnh cái hoa lệ đô thị lớn... Kẻ quê lên thành phố, người ở quê lo
ngại mất đi cái hồn hậu, thật thà thì kẻ ở phố về cũng đã mang dáng thị
thành làm người quê buồn bã, trách hờn. Quê và thị thành luôn là những
mâu thuẫn nội tại để trở thành đề tài thường nhật, có thật của con
người.

Âm nhạc bình dân chính là tấm gương phản ánh tâm trạng có thật ấy. Nó
là tiếng nói bằng nhịp điệu và thứ ngôn ngữ đời thường nhất. Chất hoa
mỹ nếu có trong ca khúc bolero cũng không phải là thứ ngôn ngữ hàn lâm.
Nó chỉ lên bổng xuống trầm như dân ca, như ca dao, như lời nói. Cũng nhờ
lối thể hiện chân phương ấy mà bolero đã tạo nên một thư viện âm nhạc
toàn cảnh chân chất và độc đáo, có đủ mọi ngõ ngách của đời sống con
người.

Một điều độc đáo của thứ âm nhạc bình dân này không hẳn chỉ là dành
cho những tầng lớp bình dân. Cậu học trò năm xưa khi đã đỗ đạt, đã thành
tài, đã có cơ nghiệp, trở thành trí thức thì hình ảnh căn gác trọ thuở
hàn vi vẫn còn nguyên vẹn đấy, vẫn in đậm trong tâm thức.

Thế nên, nếu có vô vàn tầng lớp mới giàu có hay thành trí thức nghe
nhạc bolero - nhạc sến - nhạc bình dân thì cũng chẳng có gì lạ. Nó là hệ
quả của lịch sử bản thân của mỗi người, mà bậc trí giả nào không có
xuất xứ gia đình năm bảy đời xuất thân nông thôn?

Vậy dòng âm nhạc bolero mặc nhiên là một dòng chảy luôn song hành
cùng đời sống. Thế hệ nào cũng có những nỗi băn khoăn thân phận, gia
cảnh, môi trường sống, học hành... Dòng chảy ấy đôi khi là mạch ngầm,
đôi khi phun trào thành suối lớn. Nó tồn tại bởi vì đề tài của nó không
xa lạ với cuộc đời và những con người đang trôi qua trong dòng đời ấy.

Có lẽ thế.


Theo Tuổi Trẻ


Nhỏ dần rồi hết

Với tên gọi
hết sức đơn giản "Câu lạc bộ bolero Sài Gòn", câu lạc bộ định kỳ mỗi
tháng một lần lại gặp nhau ở một địa điểm không phải vỉa hè. Một phòng
ăn ấm cúng riêng tư và vài cây đàn.

Vì tính chất riêng tư nên thành viên hầu hết
là những người quen biết nhau trong nghề báo. Khá nhiều người là bác sĩ,
kiến trúc sư, nhà nghiên cứu và cựu sinh viên phong trào đô thị cũ. Họ
là những con người hầu hết đã trải nghiệm cuộc đời trong nhiều vị trí,
nghề nghiệp khác nhau.

Họ gặp gỡ để ca hát và nhớ lại những ký ức tuổi trẻ, thời
sinh viên ở trọ, thời nhập cư lập nghiệp, thời lãng mạn trữ tình theo
nhịp sống của một đô thị đang hình thành mở rộng thêm từ những xóm nhỏ
ngoại ô Sài Gòn một thời.

Câu lạc bộ đã hình thành hơn 10 năm qua.

Châm ngôn của câu lạc bộ bolero khá hài hước và cũng xen
vào đấy một triết lý sống "Nhỏ dần rồi hết" (phong cách kinh điển của
thể loại nhạc này là ca sĩ thường hát câu kết thúc bài hát ba lần, nhỏ
dần để ngưng).

Cái triết lý đơn giản ấy còn mang hàm nghĩa cuộc đời ai
cũng vậy, mọi thứ đều nhẹ nhàng đi, nhỏ dần đi và kết thúc giống nhau
cả.


Ð.T.Q.










Có một thế hệ sáng tác mới

Có một giai đoạn các nhạc sĩ sáng tác theo dòng bolero
mất niềm cảm hứng trước việc sự duy trì và phát triển thể loại nhạc này
không thuận lợi. Nhưng trong khoảng 15 năm của các thập niên 1980-1990
và đầu những năm 2000, đó là vùng đất màu mỡ của những người sáng tác và
trình bày theo lối nhạc quê hương. Ðỉnh cao là các bài hát như Em đi
trên cỏ non, Còn thương rau đắng mọc sau hè (Bắc Sơn)... hoặc vui nhộn
như Giăng câu (Tô Thanh Tùng), Cây cầu dừa (Hàn Châu).

Âm điệu dân dã và các câu chuyện tình yêu mộc mạc là món ăn mới lạ cho khán giả và đặc biệt "hot" ở các sân khấu đại chúng.

Tuy nhiên, ngay khi một loạt các cây viết lừng lẫy của
dòng nhạc quê hương qua đời (Bắc Sơn, Trương Quang Tuấn...), ít có thêm
những bài hát nào chinh phục khán giả. Và ngay trong bối cảnh đó, bolero
đã quay lại với tất cả sức hút cố hữu của nó cùng với các cây viết của
hai thế hệ. Cùng với những bậc thầy đã "đóng đinh" trong sự nghiệp của
mình như Hoài Linh, Hoài An, Thanh Sơn, Viễn Chinh, Trương Hoàng Xuân...
người ta thấy một thế hệ mới xuất hiện như Tiến Luân, Trịnh Gia Kiệt,
Trần Vũ Anh Bình, Ngọc Sơn... với khả năng viết và đầy tìm tòi, dù sự kế
thừa có thời gian đứt mạch và khó khăn.

Ðặc biệt, nhạc sĩ Trịnh Gia Kiệt được coi như là người
tiên phong dấn sâu vào nghiên cứu và sáng tác thể loại nhạc này. Anh còn
mở một "lò" hướng dẫn trình diễn và học hát bolero mới, gần như duy
nhất ở Sài Gòn. Anh cũng được coi như là người đỡ đầu cho rất nhiều
giọng ca bolero triển vọng tìm đến Sài Gòn như cơ hội ca hát của đời
mình.


TUẤN KHANH

Dr
Dr

Tổng số bài gửi : 768
Points : 5876
Reputation : 3
Join date : 07/06/2010

Về Đầu Trang Go down

Tiếng đàn tôi - Page 5 Empty Re: Tiếng đàn tôi

Bài gửi by Ti Dep Sun Apr 15, 2012 11:45 am

Dr hết bệnh chưa..?tay đau mà chịu khó gõ gõ..tội nghiệp quá..bảo trọng nghe Chàng..Bệnh của Dr là bênh nhà giàu nhớ kiêng ăn thịt bò và rượu bia..ăn nhiều rau quả sẽ mau hết bênh..
Ti Dep
Ti Dep

Tổng số bài gửi : 1020
Points : 6163
Reputation : 4
Join date : 09/06/2010

Về Đầu Trang Go down

Tiếng đàn tôi - Page 5 Empty Re: Tiếng đàn tôi

Bài gửi by Dr Thu Apr 19, 2012 3:32 am

Nhạc boléro (“sến”): chất dinh dưỡng của tình yêu
Thứ bảy, 05 háng 11 2011 01:04


Hôm nọ, ngồi nhâm nhi li cà phê trong quán một người bạn ở Cabra, đang nghe Mỹ Tâm ca những bài melodies ngọt ngào, chợt một anh chàng khách Tây ngồi bên cạnh nói: tôi không hiểu những lời ca trong bài này, nhưng tôi có thể nói đây là một bài ca đẹp. Tây mà thích nhạc bolero này ư? Tôi hơi ngạc nhiên, nhưng rồi nhận ra anh chàng này có lí, vì âm nhạc là ngôn ngữ phổ quát của con người mà. Câu chuyện làm tôi có hứng viết vài dòng tản mạn về một chuyến đi hồi tháng Tư vừa qua ở bên nhà …



Mười giờ đêm. Chiếc xe van từ Sài Gòn đi Cần Thơ đã đến Tiền Giang. Nhìn sau lưng thấy 2 người bạn đồng hành đang say giấc nồng. Trên xe chỉ còn tôi và anh tài xế là chưa ngủ. Anh thì chắc không thể ngủ lúc này, còn tôi thì không quen ngủ trên xe. Nhưng chắc anh cũng như tôi, đang thả hồn bềnh bồng trong đêm tối đen với cơn mưa rả rít. Tôi quay sang hỏi anh tài xế để phá cái không khí im lặng này:

- Có CD nhạc nào để nghe đỡ buồn không bác tài?

Anh tài xế có gương mặt xương xẩu, khắc khổ, nhưng có nụ cười rất hiền lành và dễ mến. Anh đi với tôi suốt từ Vũng Tàu, về Sài Gòn, và nay thì đi Cần Thơ. Đó là một chuyến đi thú vị, vì được dịp sống lại cái thời những chuyến xe miền Tây. Anh chắc cũng độ tuổi tôi, nhưng xưng “em” ngọt sớt và gọi tôi bằng Thầy một cách trịnh trọng. Mắt chăm chú lái xe, anh ngập ngừng nói:

- Dạ có, nhưng em sợ thầy không nghe được loại nhạc này …

Tôi gặn hỏi anh nhạc gì, thì anh quanh co một hồi mới nói:

- Dạ nhạc … boléro. Nhạc sến đó thầy. Chắc không hợp với gu của thầy đâu.

Ồ, tưởng là nhạc hip hop, nhạc nói, nhạc chửi, chứ loại nhạc sến này thì tôi nghe được mà. Nghe nhiều nữa là khác! Tôi cười ha hả, rồi nói như để chứng minh cho anh biết tôi có cùng gu thưởng thức với anh:

- Trời! Sao anh nói vậy, tôi còn nghe cải lương anh à. Mê cải lương thì đúng hơn. Dân miền Tây mà anh! Đâu, mở một CD nghe coi …

Thăm thẳm chiều trôi / khuya anh đi rồi / sao trời đưa lối
Khi thương mến nhau / hai người hai ngả tránh sao bồi hồi
Hẹn gặp nhau đây đêm thâu lá đổ / sương giăng kín mờ nhạt nhòa ước mơ


Ah, đúng là một ca khúc boléro tiêu biểu. Đã lâu lắm rồi, tôi mới nghe lại ca khúc này của Trần Thiện Thanh. Một ca khúc chắc cũng cả 40 năm tuổi đã được làm mới với cách hòa âm khéo léo và mượt mà, cùng với tiếng đàn guitar chắc nịch làm cho người khó tính không ưa loại nhạc này cũng khó có thể bỏ qua. Thấy tôi chăm chú lắng nghe, anh tài xế hỏi tôi một cách tự hào: thầy biết ai đang ca không? Tôi trả lời không do dự: Phương Dung chứ ai. Anh nói như reo lên: Ủa, thầy mà cũng biết Phương Dung hả, em khoái giọng ca của bà này lắm nghen? Tôi nói cho anh nghe về Phương Dung, người có thời báo chí miền Nam gọi là con nhạn trắng Gò Công, về những việc làm từ thiện của chị ca sĩ dễ mến này. Tôi còn cho anh ta biết rằng Phương Dung đã đi tu rồi. Anh ngạc nhiên một cách thích thú khi biết tin này, rồi thốt lên: Trời, thầy rành chuyện mấy ca sĩ trước 1975 quá ta. Thế là anh ta như vớ được một người đồng cảm, và bắt đầu nói về nhạc xưa, nhạc nay, với những quan điểm và nhận xét rõ ràng là của một người có học.

Hóa ra, anh từng là một sĩ quan cấp thiếu úy thời VNCH. Mới ra trường đeo lon thiếu úy chưa đầy một năm thì đến ngày 30/4. Cải tạo một thời gian ngắn. Về lại đời thường, anh xoay xở sống chật vật một thời gian, tìm đường vượt biên nhưng không may mắn. Anh quyết định ở lại quê nhà, và sau nhiều năm làm lụng, kì cóp, anh đã có một vốn kinh tế ổn định. Bây giờ anh lái xe theo hợp đồng. Và, với cái nghề đó, anh gặp rất nhiều người thuộc nhiều giai cấp trong xã hội. Anh kể nhiều chuyện nghe chẳng biết nên cười hay nên khóc. Anh nói nhiều khách đi xe anh cũng là giáo sư, là tiến sĩ, rồi anh nói thêm “không biết thật hay dỏm”, nhưng “thầy biết không, có người rất hách dịch, họ đòi em phải gọi họ là giáo sư, là tiến sĩ”. Rồi anh giải thích: em làm nghề dịch vụ mà thầy, lời nói không mất tiền mua, nên họ muốn gì em gọi đó. Bởi vậy, khi gặp tôi và nghe hai người bạn đồng hành gọi “Thầy” thì anh đã có ác cảm với những người như thế, và do đó, anh rất giữ kẽ. Bây giờ tôi mới hiểu tại sao trên đường đi từ Vũng Tàu về Sài Gòn anh ít khi nào mở miệng bàn chuyện với chúng tôi. Nhưng tôi biết anh đang lắng nghe, vì thỉnh thoảng chúm chím cười một mình. Nói về những con người anh từng gặp và kèm theo những nhận xét rất chân tình, anh quay sang nhìn tôi trong bóng đêm, rồi nói: Nói thiệt không phải nịnh thầy nghen, em chưa thấy ai bình dân như thầy. Thầy đúng là dân miền Tây thứ thiệt. Tôi cười rồi cám ơn anh về nhận xét đó, và nói thêm rằng nguyên quán tôi thật ra là ngoài Trung, nhưng vì Ba tôi đi kháng chiến trong Nam, và tôi sinh ra và lớn lên trong này. “Trong này” là quê hương của cải lương, của những bài tình ca mà hát lên ai cũng hiểu được.

Nói một hồi thì đến một ca khúc Về đâu mái tóc người thương của Hoài Linh qua tiếng hát rên rỉ của Trường Vũ:

Hồn lỡ sa vào đôi mắt em
Chiều nao xõa tóc ngồi bên rèm
Thầm ước nhưng nào đâu dám nói
Khép tâm tư lại thôi
Đường hoa vẫn chưa mở lối


Những lời ca đẹp đẽ, bay bổng, có chút trừu tượng nhưng không quá xa với tâm tư của “người thường”. Tôi khen lời nhạc hay. Thật ra, tôi khen là thừa, bởi trước đây Hoài Linh từng nổi tiếng là một nhạc sĩ có những ca từ hay nhất. Nghe tôi khen lời ca, anh tài xế như có thêm động lực, và thế là câu chuyện lại quay về nhạc sến. Anh hùng hồn tuyên bố rằng nhạc sến là nhạc hay nhất, rồi hỏi tôi: thầy đồng ý không? Tôi dù không đồng ý, nhưng để giữ không khí hòa nhã nên cũng ậm ừ nói một câu để anh vui: tôi cũng nghĩ nhạc sến có nhiều bài rất hay, như bài này chẳng hạn. Anh hỏi như để khẳng định nhận xét của mình: nếu không hay thì tại sao nhạc này vẫn tồn tại cho đến ngày nay dù đã qua bao lần vùi dập, chê bai, thậm chí tẩy chay. Tôi thấy triết lí và cách lí giải của anh tài xế cũng thú vị, chẳng khác gì [hơi méo mó khoa học một chút] có người ví von nói nếu vi khuẩn H polori nó hiện diện trong người lâu như thế (trên 50 ngàn năm) thì chắc chắn nó cũng có vai trò tốt chứ đâu phải là hoàn toàn xấu. Tương tự, nếu nhạc boléro tồn tại qua nhiều thập niên, trải qua bao nhiêu vùi dập, khinh bạc, và cấm đoán, mà dòng nhạc này vẫn tồn tại và phát triển thì chắc chắn loại nhạc boléro cũng có vai trò xã hội của nó.

Tôi không rõ nhạc boléro du nhập vào Việt Nam chính xác vào lúc nào, nhưng quả thật loại nhạc này có sức sống phi thường ở nước ta. Theo vài nguồn thì nhạc boléro xuất phát từ Tây Ban Nha vào cuối thế kỉ 18. Đó là loại nhạc được chơi chỉ bằng đàn guitar, với lời ca chỉ 4 đến 7 từ trong mỗi dòng, và mỗi đoạn chỉ 4 đến 5 dòng nhạc. Một nguồn khác thì cho biết nhạc boléro theo kiểu Mĩ Latin xuất hiện lần đầu ở Santiago (Cuba) vào khoảng cuối thế kỉ 19. Ca sĩ huyền thoại Beny Moré là người có công phổ biến loại nhạc này ở châu Mĩ Latin vào thập niên 40 và 50 trong thế kỉ 20. Nếu lịch sử tân nhạc ở nước ta hình thành từ những năm 1930, thì có thể nói rằng nhạc boléro Việt cũng đã có mặt vào lúc đó. Như vậy, dòng nhạc này đã tồn tại và song hành cùng chúng ta ngót nghét 80 năm. Ấy thế mà dòng nhạc này được nhiều người cho là … sến.

Tại sao gọi là “sến” thì vẫn còn trong vòng tranh luận. Những kiến giải về chữ sến đã được cố giáo sư Cao Xuân Hạo và nhiều nhạc sĩ, nhà nghiên cứu âm nhạc trình bày suốt 10 năm qua, nhưng hình như vẫn chưa đi đến một sự đồng thuận về ý nghĩa và nguồn gốc. Tuy nhiên, một ý nghĩa khá rõ ràng là khi đề cập đến nhạc sến, người ta hàm ý nói đó là dòng nhạc bình dân (khác với nhạc sang), là dòng nhạc dành cho người lao động, không có học thức cao. Nhưng lấy tiêu chuẩn gì để đánh giá là một ca khúc sang và một ca khúc bình dân thì chưa ai trình bày. Có lẽ những người am hiểu và mê nhạc cổ điển phương Tây thì các dòng nhạc rock, nhạc mà người Việt chúng ta hay gọi là “tiền chiến” cũng là những dòng nhạc thiếu tính sang trọng. Ấy thế mà ở Việt Nam, có không ít người yêu nhạc “tiền chiến” cho rằng những sáng tác của các nhạc sĩ như Vinh Sử, Trần Thiện Thanh, Lam Phương, Trịnh Lâm Ngân, Hoài Linh, Lê Dinh, Minh Kỳ, Anh Bằng, v.v. là sến. Hình như theo cái nhìn của những người này, những ca khúc có lời ca khó hiểu, cầu kì, thơ, triết lí là nhạc sang, còn những ca khúc có những lời ca dễ hiểu, dễ đi vào lòng người là sến. Nhưng tôi không tin rằng đa số những người khinh dòng nhạc sến qua cách đánh giá lời nhạc chính họ cũng không hiểu những câu nhạc trong các ca khúc của Trịnh Công Sơn hay Từ Công Phụng!

Suy nghĩ một cách khách quan, cách phân biệt dòng nhạc sang và sến như thế chẳng có cơ sở khoa học nào cả. Thật vậy, tôi nghĩ ngay cả cách phân biệt nhạc sang và nhạc sến cũng có vấn đề ngay từ tiền đề. Nếu chúng ta nhìn âm nhạc qua 2 khía cạnh kĩ thuật và tác động thì sẽ thấy cách phân biệt đó khó có cơ sở khoa học. Khía cạnh thứ nhất là những “chất liệu” có thể đánh giá và đo lường, như giai điệu, hòa âm, âm sắc, v.v. Khía cạnh thứ hai là tác động của âm nhạc trong bối cảnh và môi trường văn hóa, tức là khía cạnh chủ quan, cảm tính, rất khó có thể cân đo đong đếm được. Nếu nhìn âm nhạc qua hai khía cạnh đó, chúng ta sẽ thấy chuyện so sánh nhạc sang và nhạc sến là thiếu cơ sở khoa học.

Không có sự vật nào mà hiện hữu trong hư không. Một nhành cây hay một chiếc lá rơi rụng trong rừng, và dù không ai nghe thấy, thì nó cũng gây nên một âm thanh. Âm nhạc cũng thế: âm nhạc không thể tồn tại trong hư không, mà còn được cảm nhận bởi người nghe. Nhưng người nghe, người thưởng thức thì rất đa dạng và họ có những cái gu thẩm mĩ rất khác nhau và tùy thuộc vào bối cảnh nghe. Lúc còn nhỏ mới lên thành đi học, tôi ở cạnh nhà của một ông chủ quán cà phê mà trưa nào cũng phát thanh bài Qua cơn mê làm tôi rất ưa thích loại nhạc này (mà sau này tôi mới biết người ta nói là nhạc sến), nhưng khi lớn lên và hiểu chút về triết lí Phật tôi lại mê câu Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi / để một mai tôi về làm cát bụi. Nhưng người khác thì có vẻ không ưa những ca từ như thế, mà thích những câu chữ “trực tiếp” hơn như Sống trên đời này người giàu sang cũng như người nghèo khó / Sống trên đời này tựa phù du có đây lại rồi lại mất / Người ơi xin nhớ cát bụi là ta ...mai này chóng phai. Nhưng dù là lời ca nào thì hai ca khúc trên vẫn là phương tiện làm cho chúng ta cảm thông với nhau. Nếu thế thì cả hai ca khúc – có người nói là sang và không sang – đều đạt mục tiêu của âm nhạc là một cách thể hiện tình cảm chân thật nhất. Tôi nghĩ tất cả các dòng nhạc trên thế giới đều tương đương và đều là những biểu hiện có giá trị nhân văn. Rất khó nói rằng những sáng tác của Lam Phương hay Trần Thiện Thanh sang hơn Trịnh Công Sơn và Từ Công Phụng (chỉ là ví dụ), chỉ vì hai người kia dùng giai điệu boléro và viết lời dễ hiểu hơn hai người sau. Nói đến chuyện chuyển tải cảm xúc, chúng ta thử xem qua hai cách phổ thơ bài thơ nổi tiếng của Hữu Loan (chỉ trích vài đoạn):










Lời thơ “Màu tím hoa sim” (Hữu Loan)
Nhạc: Áo anh sứt chỉ đường tà (Phạm Duy)
Nhạc: Đồi tím hoa sim (Dzũng Chinh)
Nàng có ba người anh đi bộ đội

Những em nàng

Có em chưa biết nói

Khi tóc nàng xanh xanh

Tôi người Vệ quốc quân

xa gia đình

Yêu nàng như tình yêu em gái

Ngày hợp hôn

nàng không đòi may áo mới

Tôi mặc đồ quân nhân

đôi giày đinh

bết bùn đất hành quân

Nàng cười xinh xinh

bên anh chồng độc đáo

Tôi ở đơn vị về

Cưới nhau xong là đi

Từ chiến khu xa

Nhớ về ái ngại

Lấy chồng thời chiến binh

Mấy người đi trở lại

Nhỡ khi mình không về

thì thương

người vợ chờ

bé bỏng chiều quê...

Nhưng không chết

người trai khói lửa

Mà chết

người gái nhỏ hậu phương


Nàng có ba người anh đi bộ đội lâu rồi
Nàng có đôi người em có em chưa biết nói
Tóc nàng hãy còn xanh, tóc nàng hãy còn xanh...
Tôi là người chiến binh xa gia đình đi kháng chiến
Tôi yêu nàng như yêu người em gái tôi yêu
Người con gái tôi yêu, người em gái tôi yêu.
Ngày hợp hôn tôi mặc đồ hành quân
Bùn đồng quê bết đôi giầy chiến sĩ
Tôi mới từ xa nơi đơn vị về
Tôi mới từ xa nơi đơn vị về
Nàng cười vui bên anh chồng kỳ khôi
Thời loạn ly có ai cần áo cưới
Cưới vừa xong là tôi đi.
Cưới vừa xong là tôi đi.

Những đồi hoa sim ôi những đồi hoa sim
tím chiều hoang biền biệt
Vào chuyện ngày xưa nàng yêu
hoa sim tím khi còn tóc búi vai!
Mấy lúc xông pha ngoài trận tuyến
Ai hẹn được ngày về rồi một chiều mây bay
Từ nơi chiến trường đông bắc đó
lần ghé về thăm xóm hoàng hôn tắt sau đồi

Những chiều hành quân
ôi những chiều hành quân
tím chiều hoang biền biệt
Một chiều rừng mưa được tin em gái mất
chiếc thuyền như vỡ đôi!
Phút cuối không nghe được em nói
không nhìn được một lần dù một lần đơn sơ
Để không chết người trai khói lửa
mà chết người em nhỏ hậu phương tuổi xuân thì



Bài nhạc nào dễ đi vào lòng người và dễ hiểu hơn? Tôi nghĩ phải công bằng mà nói rằng dù cách phổ thơ của Nhạc sĩ Phạm Duy là tuyệt vời, nhưng cách phổ thơ của Dzũng Chinh chắc chắn được nhiều người hiểu hơn. Nghe nói lúc sinh tiền, khi được hỏi ông thích ca khúc nào thì Thi sĩ Hữu Loan nói rằng ông thích cả hai, nhưng ông thích bài Màu tím hoa sim hơn.



Tiếng đàn tôi - Page 5 GenaGuvraGunauTiếng đàn tôi - Page 5 GehpcuhbatTiếng đàn tôi - Page 5 UbnvYvau59

Tiếng đàn tôi - Page 5 6_1179272737

Tiếng đàn tôi - Page 5 AunpFvYnzCuhbat-guhl-atn-cnevf-102Tiếng đàn tôi - Page 5 12995529595_6505_200k265



Những nhạc sĩ bolero (trên, trái sang phải): Trần Thiện Thanh, Trúc Phương, Hoài Linh. Phía dưới (trái sang phải): Trầm Tử Thiêng, Lam Phương, Vinh Sử



Thật ra, tìm hiểu một chút nguồn gốc của nhạc boléro sẽ thấy dòng nhạc này xuất phát từ truyền thống nghệ thuật Mĩ Latin. Ở Mexico, nơi mà nhạc boléro thịnh hành vào thập niên 1930s, người ta quảng cáo dòng nhạc này bằng cách nhấn mạnh đến khía cạnh thơ và truyền thống lãng mạn trong nhạc. Có giả thuyết cho rằng sự phổ biến của nhạc boléro ở các nước Nam Mĩ là một dấu hiệu của dân chủ hóa “văn hóa cao” (high culture). Người lao động cảm thấy thu hút bởi những bài ca có chất thơ, lãng mạn, mô tả được những xúc cảm nhẹ nhàng và khắc khoải của cuộc sống. Chính vì chất thơ và lãng mạn tính loại nhạc này được công chúng chào đón nồng nhiệt. Một ví dụ về lời nhạc tình tứ của boléro là bài You are my love’s dearest:

… That you are my life

That I want no one else

That I am breathing the air



My love’s dearest

Blood of my soul

As a gift of flowers

Give me some hope

Những ca từ này nghe chẳng khác gì những ca khúc boléro Việt, ví dụ như:

Chân thành xin gửi người anh nơi chốn xa

đôi lời ấp ủ ngày qua / người em gái nhỏ quê nhà
mắt sầu vương ngấn lệ hồn hoa


dù bao tháng đợi năm chờ

lời thề xưa còn chưa xóa mờ.

Nhưng cảm nhận về sến có khi còn tùy thuộc vào thế hệ. Đối với những bạn trẻ (sinh sau 1980 chẳng hạn) thì chắc tất cả những ca khúc của Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Trần Tiến, v.v. đều là sến. Có lần trong một buổi tiệc cuối năm do Thời báo Kinh tế Sài Gòn tổ chức, tôi có cơ duyên ngồi cạnh thi sĩ Đỗ Trung Quân và chúng tôi có một trao đổi thú vị. Tôi nói với anh rằng tôi thích bài Phượng buồn của anh, thì anh nhìn tôi rồi nói: Ông biết không, vậy mà có lần một thằng bé nó nói với tôi: xin lỗi chú, thơ / nhạc của chú sến lắm. Tôi cười lớn rồi hỏi rồi ông nói sao. Đỗ Trung Quân nói thoạt đầu anh cũng sốc và muốn cho nó một câu nên thân, nhưng bình tĩnh nghĩ lại đây là một khoảng cách thế hệ, thế hệ của mình là thế hệ viết thư bằng mực trên giấy màu hồng, thích những lời nói bóng bẩy, thi vị, còn thế hệ của nó là tỏ tình bằng SMS, đi thẳng vào vấn đề (vì chúng đâu có nhiều thì giờ), nên cảm nhận về sến của chúng cũng có thể giải thích được. Cảm nhận thế nào là sến do đó không chỉ tùy thuộc vào gu thẩm mĩ mà còn tùy vào thế hệ.

Tiếng đàn tôi - Page 5 UbnatbnauTiếng đàn tôi - Page 5 CuhbatqhatTiếng đàn tôi - Page 5 13020973422_7730_200k265

Tiếng đàn tôi - Page 5 GunauguhlTiếng đàn tôi - Page 5 PuryvauTiếng đàn tôi - Page 5 Yet-605-uhbat-yna

Những ca sĩ bolero (trên, trái sang phải): Hoàng Oanh, Phương Dung, Thanh Tuyền. Phía dưới (trái sang phải): Thanh Thúy, Chế Linh, Hương Lan

Rất dễ hiểu thế hệ của anh tài xế và tôi có cùng cảm nhận về cái đẹp trong âm nhạc. Nói cho cùng, âm nhạc biểu hiện cảm xúc và ý tưởng không chỉ âm thanh mà còn bằng ngôn ngữ. Tôi chịu ảnh hưởng bởi những cuốn sách như Hương sắc trong vườn văn (của cụ Nguyễn Hiến Lê), và được được dạy rằng ngôn ngữ phải đẹp và ý nhị. Tôi còn nhớ trong một cuốn sách của cụ NHL, cụ có phê bình rằng không có cô gái nào lại nói tôi muốn chồng, mà phải nói bóng gió bằng thơ, kiểu như thân em như tấm lụa đào / phất phơ trước gió biết vào thân ai. Do đó, tôi và những người cùng thế hệ vẫn thấy cái hay của những ca khúc thời xưa như: Phút ban đầu ấy / Thư xanh màu giấy viết nhưng chưa gửi em / Ngõ đi chung một lối / Đôi khi định nói với em một lời / Tình muốn còn e, chung bước đường về / Nào biết được khi nói lên nỗi niềm / Thì nẻo vào tim / Mở rộng hay khép môi thắm trao duyên. Nếu âm nhạc là văn chương của trái tim (như Lamartine nói)thì những câu chữ này chính là tiếng nói của rất rất nhiều trái tim rung động. Mấy năm gần đây, một số ca sĩ nổi tiếng như Phương Thanh, Đàm Vĩnh Hưng, Cẩm Ly, Quốc Đại cũng gia nhập làng nhạc boléro, và họ góp phần làm mới dòng nhạc này với những cách trình bày hấp dẫn hơn (chưa nói đến cách hòa âm mà theo tôi là hay hơn thời trước 1975).

Tiếng đàn tôi - Page 5 11036048-punauobyreb

Nhạc bolero "hồi sinh": CD của Phương Thanh có tự hào lấy tên Bolero

Câu chuyện nhạc sến của chúng tôi rồi cũng đến hồi kết thúc. Xe cũng đã qua cầu Cần Thơ, và hai người bạn đồng hành phía sau xe cũng vừa tỉnh giấc. Chuyến xe miền Tây của tôi như ngắn lại và thú vị hơn. Thú vị vì những giọng ca [hãy cho là] sến đã cho tôi trở lại một vùng trời đầy ấp kỉ niệm tuổi thanh thiếu niên, nơi có nhà em cuối xóm / ghép đôi mái tranh nâu trăng cài trước sau / có tằm mến thương dâu / có trầu vấn vương, nơi có người mà mình chỉ trộm nhìn nhau / xem dung nhan đó bây giờ ra sao / em có còn đôi má đào như ngày nào, hay nơi của những ước mơ qua cơn mê, để rồi có một ngày hoa vẫn nở trên đường quê hương / ôi quê hương ta đó / dù bóng tre xanh xao u sầu / dù nước sông quê tôi đỏ ngầu / từng cánh hoa / từng cánh hoa / hoa vẫn nở trong tôi tình thương / hoa vẫn nở trên đường quê hương. Do đó, tôi rất đồng cảm với Đỗ Trung Quân khi anh viếtTrên những dặm đường dài qua nhiều tỉnh thành cùng những đĩa nhạc Bolero của Phương Dung, Hoàng Oanh, Thanh Tuyền, Tuấn Vũ, Duy Khánh, Quang Lê, Trường Vũ cho đường bớt dài …”. Đúng như thế. Phải đi trên những nẻo đường miền Tây (hay bất cứ đường dài nào) thì mới cảm nhận được "hiệu quả" của dòng nhạc bình dân này. Trên những nẻo đường hai bên là đồng ruộng lộng gió, thì những ca khúc với lời trừu tượng như làm sao em biết bia đá không đau khó mà đi vào lòng người bằng lời ca Nghe em hát câu dân ca sao mượt mà / lòng anh thương quá / Tiếng ngọt ngào nào đong đưa nhớ xa xưa / trời trưa bóng dừa / Hẹn hò nhau tình quê hai đứa / Mùi mạ non hương tóc em biết bao kỷ niệm. Trên những chuyến xe đó, không cần phải dùng những ngôn từ hoa mĩ để nói suông triết lí cuộc đời.

Anh tài xế và tôi đồng ý rằng nhạc sến, dù ai chê trách hay khinh bạc, nhưng sự thật nó vẫn tồn tại và có xu hướng càng ngày càng phát triển hơn, thì nó vẫn có vai trò nghệ thuật của nó. Trong khi Việt Nam chúng ta vẫn còn thiếu những công trình nhạc “hàn lâm” và trong khi đại đa số người Việt có gu thẩm mĩ hãy cứ cho là chưa cao (như nhiều người nói) thì nhạc sến vẫn và sẽ còn góp phần vào nền âm nhạc Việt Nam. Thử tưởng tượng sau một ngày làm việc mệt nhọc và bao nhiêu phiền toái của cuộc sống, mà nghe được những câu như Cuộc đời là vách chắn, là rào thưa / Thương em tiếng hát sang mùa / Một mai mưa ướt áo em / áo mỏng đường mòn / Dáng nhỏ thân quen thì cũng là một an ủi tâm hồn lắm chứ. Chả thế mà có người nói rằng âm nhạc có tác dụng tẩy rửa những hạt bụi trên linh hồn của chúng ta. Viết đến đây tôi chợt nhớ đến câu nổi tiếng của thi hào Shakespeare: nếu âm nhạc là thức ăn của tình yêu thì cứ tiếp tục chơi. Mượn câu nói đó, tôi nói: nhạc sến / boléro chính là chất dinh dưỡng của tình yêu, chúng ta hãy tiếp tục vui ca, và quên đi những phân biệt vô duyên về sến và sang.


Dr
Dr

Tổng số bài gửi : 768
Points : 5876
Reputation : 3
Join date : 07/06/2010

Về Đầu Trang Go down

Tiếng đàn tôi - Page 5 Empty Re: Tiếng đàn tôi

Bài gửi by Admin Thu Apr 19, 2012 7:05 am

Cám ơn Dr đã sưu tầm. Nhắc đến điệu bolero đơn giản thấy thật nhớ những ngày thơ ấu...
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 1130
Points : 6369
Reputation : 3
Join date : 02/06/2010

http://www.nguyenhue1977.net

Về Đầu Trang Go down

Tiếng đàn tôi - Page 5 Empty Re: Tiếng đàn tôi

Bài gửi by Cu?i Thu Apr 19, 2012 12:47 pm

Gọi là nhạc sến nhưng có những lúc nghe lại hoặc hát lại sẽ thấy có một cái gì đó đang lén lén bước nhẹ vào hồn a.

Cu?i
Khách viếng thăm


Về Đầu Trang Go down

Tiếng đàn tôi - Page 5 Empty Re: Tiếng đàn tôi

Bài gửi by Ngốc Xít Thu Apr 19, 2012 2:35 pm

Cuội đã viết:Gọi là nhạc sến nhưng có những lúc nghe lại hoặc hát lại sẽ thấy có một cái gì đó đang lén lén bước nhẹ vào hồn a.

Chẳng hạn tết nào kẹt không úm má được là ca bài " xuân này con không về " , còn nếu tháng 5 đứng đầu ngõ thì không ai mà không nhớ " mỗi năm đến hè lòng man mác buồn " ..đúng hong Cuội Very Happy

Ngốc Xít

Tổng số bài gửi : 288
Points : 4909
Reputation : 0
Join date : 13/08/2011

http://www.bienvang.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Tiếng đàn tôi - Page 5 Empty Re: Tiếng đàn tôi

Bài gửi by Cu?i Sun Apr 22, 2012 11:44 pm

Ừa! Đúng đó NX...hihihihi
NX đi guốc trong pụng Cuội hén.

Cu?i
Khách viếng thăm


Về Đầu Trang Go down

Tiếng đàn tôi - Page 5 Empty Re: Tiếng đàn tôi

Bài gửi by Dr Mon May 28, 2012 5:51 am

Cuội đã viết:Ừa! Đúng đó NX...hihihihi
NX đi guốc trong pụng Cuội hén.

Hôm nay gửi các bạn độc tấu ghi-ta bài Serenata của Schubert, sau mấy tháng luyện tập. Bài nhạc dài mà trí nhớ đã kém, khó thuộc lòng nên phái thu hình rất nhiều lần mới có một lần này tạm cho là được.
Very Happy Very Happy Very Happy


Được sửa bởi Dr ngày Tue May 29, 2012 1:01 am; sửa lần 3.
Dr
Dr

Tổng số bài gửi : 768
Points : 5876
Reputation : 3
Join date : 07/06/2010

Về Đầu Trang Go down

Tiếng đàn tôi - Page 5 Empty Re: Tiếng đàn tôi

Bài gửi by TCo Mon May 28, 2012 7:59 am

Sao mở rồi mà nó cứ đứng lặng thinh dzị ta?
Chả lẽ máy dzi tính bị trục trặc nữa sao cà? huhu
TCo
TCo

Tổng số bài gửi : 1140
Points : 6256
Reputation : 5
Join date : 05/06/2010

Về Đầu Trang Go down

Tiếng đàn tôi - Page 5 Empty Re: Tiếng đàn tôi

Bài gửi by phuong 4 Mon May 28, 2012 9:04 pm

P4 cũng không nghe được,chỉ thấy hình Dr thiệt là đẹp trai thâu à Smile
Bấm play cái nó đứng cứng ngắc luôn,hihi.

phuong 4

Tổng số bài gửi : 937
Points : 5904
Reputation : 1
Join date : 04/09/2010

Về Đầu Trang Go down

Tiếng đàn tôi - Page 5 Empty Re: Tiếng đàn tôi

Bài gửi by phuong 4 Mon May 28, 2012 9:06 pm

Nó ghi là cái video này là của riêng cá nhân,nên nó hổng có cho nghe đó dr à.

phuong 4

Tổng số bài gửi : 937
Points : 5904
Reputation : 1
Join date : 04/09/2010

Về Đầu Trang Go down

Tiếng đàn tôi - Page 5 Empty Re: Tiếng đàn tôi

Bài gửi by Dr Mon May 28, 2012 11:12 pm

phuong 4 đã viết:Nó ghi là cái video này là của riêng cá nhân,nên nó hổng có cho nghe đó dr à.

Tối hôm qua thì ok, sáng nay nó lại trở chứng, sorry các bạn, đang set lại đây, không hiểu sao nó lại không chịu saved những thay đổi "non private" của mình...

OK, đã sửa lại xong!
Dr
Dr

Tổng số bài gửi : 768
Points : 5876
Reputation : 3
Join date : 07/06/2010

Về Đầu Trang Go down

Tiếng đàn tôi - Page 5 Empty Re: Tiếng đàn tôi

Bài gửi by phuong 4 Tue May 29, 2012 1:53 am

Rầu,p4 nghe được rầu,lúc này thấy Dr đàn nhiễn nhừ à Very Happy
Sau 1 ngày bơi ở ngoài vườn,giờ vô nhà nghe Dr độc tấu gitar bản Serenate đã gì đâu. Smile
P4 cảm thấy tâm hồn nhẹ hẳn,bớt stress đó Dr.
Ừ,âm nhạc có nhiều tác dụng hén Dr.
Ước gì P4 có ông bạn đời mà chơi gitar giỏi thi đã biết mấy,chắc chữa được bịnh hén Tí Cô.
Cám ơn Dr nghen,còn nữa thì cứ cho cả nhà nghe nghen Dr.
p4 đang lót dép ngầu chờ nè.
Chờ um giờ đang ở tận bên Úc.
Sầu chắc mới dzìa nên vẫn còn mệt.
Bà Cai mắc ẳm cháu Nội,
Tí Cô đang lam gì????
Đẹp chắc đang bỏ áo quần vô vali.
Bác Cả chắc đang coi bóng đá với bà Xã,hì hì
Giờ chỉ có 1 mình p4 lang thang trên phố vắng,
bbbuuuoooonnnn Sad Sad Sad

phuong 4

Tổng số bài gửi : 937
Points : 5904
Reputation : 1
Join date : 04/09/2010

Về Đầu Trang Go down

Tiếng đàn tôi - Page 5 Empty Re: Tiếng đàn tôi

Bài gửi by KBBs Tue May 29, 2012 2:35 am

Cảm ơn Dr đàn cho nghe nha. Hôm qua cũng nghĩ Dr chảnh quá, khoe đàn mà hỏng cho nghe...hè hè...! Giờ nghe được rồi đó, nghe chính bạn bè đàn dù không có hay bằng guitarist nổi tiếng thế giới cũng thấy thích nghe đó Dr ui, giống như bạn đang chia xẻ tâm trạng, tình cảm của mình tới bạn bè vậy!

Lần này về , sao cả tuần rồi mà vẫn cứ "Ngày mơ, đêm ngóng hoài ", không chịu ngủ đúng giờ, nên người cứ sặc sừ không làm gì được đó P4 ơi!
Nhà P4 có vườn rộng ghê, một mình làm vườn sao mà xuể, nhất là làm một mình thì cũng hơi bị buồn phải không P4? Phải chi còn được phép của TC năm nay, Sầu rủ Tí Cô qua phụ với P4 làm vườn cho vui hen!

KBBs
Khách viếng thăm


Về Đầu Trang Go down

Tiếng đàn tôi - Page 5 Empty Re: Tiếng đàn tôi

Bài gửi by TCo Tue May 29, 2012 9:54 am

He...he...Cảm ơn Dr nè.
F4 nói đúng a. Âm nhạc nó làm cho con người ta dịu lại và thấy lòng nhẹ nhàng hơn.
Khi xưa TC của TCo hay đàn cho TCo nghe lắm nhưng sau khi có cu nhóc rồi thì ngày càng vơi dần đi cho đến khi từ giã luôn vũ khí, để hôm nao hỏi lại xem tại sao lại bỏ đàn hén.Hi..hi...
KBB lại lên kế hoạch ảo dùm cho Cuội hả?
Chờ Um giờ này đang lang thang ở đâu cà?
Đẹp chuẩn bị dzìa hén.
Tím đang bận bù đầu, híc!
Mấy nẫu quê nhà đang chiến đấu cùng cái nóng nên im re ráo trơn trọi hay sao dzị ta?
TCo
TCo

Tổng số bài gửi : 1140
Points : 6256
Reputation : 5
Join date : 05/06/2010

Về Đầu Trang Go down

Tiếng đàn tôi - Page 5 Empty Re: Tiếng đàn tôi

Bài gửi by Dr Tue May 29, 2012 11:22 am

KBBs đã viết:Cảm ơn Dr đàn cho nghe nha. Hôm qua cũng nghĩ Dr chảnh quá, khoe đàn mà hỏng cho nghe...hè hè...! Giờ nghe được rồi đó, nghe chính bạn bè đàn dù không có hay bằng guita,rist nổi tiếng thế giới cũng thấy thích nghe đó Dr ui, giống như bạn đang chia xẻ tâm trạng, tình cảm của mình tới bạn bè vậy!

Lần này về , sao cả tuần rồi mà vẫn cứ "Ngày mơ, đêm ngóng hoài ", không chịu ngủ đúng giờ, nên người cứ sặc sừ không làm gì được đó P4 ơi!
Nhà P4 có vườn rộng ghê, một mình làm vườn sao mà xuể, nhất là làm một mình thì cũng hơi bị buồn phải không P4? Phải chi còn được phép của TC năm nay, Sầu rủ Tí Cô qua phụ với P4 làm vườn cho vui hen!
Hi, KBB, P4, TCô... và mấy nẫu...,
Vẫn còn nhớ buổi tối trên căn gác tổ chim nhà HY, tụi mình ngồi nói chuyện với KBB đến khuya, rằng bi giờ chơi đàn để có một niềm vui nho nhỏ... chia xẻ nỗi niềm khi "tâm sự kg biết gửi về đâu"... Đến tuổi 5 bó mới thật sự gọi là tập đàn, mà chỉ tập vào những lúc rảnh rỗi sau ngày dài cày cuốc, quả thật khó mà chơi hay được. Trên youtube có nhiều guitarist chơi rất hay, rất mượt mà... nghe lại tiếng đàn mình thấy vấp váp, cần phải cố gắng nhiều hơn nữa... Guitarist đa số họ chơi đàn từ nhỏ và gần như suốt cuộc đời họ dành nhiều thời gian cho việc luyện tập...
KBB nói, mình chơi cho dzui thâu... làm sao mà trở thành pro. được... khi quỹ thời gian kg có và tuổi đã về chiều rồi...
Có một điều lấy làm vui và cảm ơn các bạn là được các bạn đón nhận một cách thân tình và khuyên khích động viên cho "mầm già văn nghệ" này, mang đến niềm vui cho các bạn là mình thấy gần các bạn biết bao nhiêu...
Dr
Dr

Tổng số bài gửi : 768
Points : 5876
Reputation : 3
Join date : 07/06/2010

Về Đầu Trang Go down

Tiếng đàn tôi - Page 5 Empty Re: Tiếng đàn tôi

Bài gửi by Cu?i Tue May 29, 2012 9:51 pm

handclap
Cuội thì nghĩ rằng: Được nghe tiếng đàn tiếng hát của chính các bạn mình thể hiện thì Cuội mới thấy khoái và thấy sung sướng a, hihihihi
Dzị là Dr mới tập đàn mới đây thôi hả? Ước chi Cuội cũng nối gót được theo Dr há.
Tặng Dr nè 3d-11 coffee
party

Cu?i
Khách viếng thăm


Về Đầu Trang Go down

Tiếng đàn tôi - Page 5 Empty Re: Tiếng đàn tôi

Bài gửi by Manh Tien Wed May 30, 2012 7:44 am

Chà, nghe Dr đàn bản Seranata nghe đã quá. Cám ơn đã bỏ công thu âm chia sể cùng mọi người.
Mây hôm nay bận rộn vì con cái chứ hổng phải ôm cái TV xem sports với bà xã P4 ơi.Vừa làm vườn vừa nghe nhạc là hết ý hén.
Manh Tien
Manh Tien

Tổng số bài gửi : 510
Points : 5664
Reputation : 1
Join date : 02/06/2010

Về Đầu Trang Go down

Tiếng đàn tôi - Page 5 Empty Re: Tiếng đàn tôi

Bài gửi by Dr Wed May 30, 2012 10:28 am

[quote="Cuội"] Tiếng đàn tôi - Page 5 252299
Cuội thì nghĩ rằng: Được nghe tiếng đàn tiếng hát của chính các bạn mình thể hiện thì Cuội mới thấy khoái và thấy sung sướng a, hihihihi
Dzị là Dr mới tập đàn mới đây thôi hả? Ước chi Cuội cũng nối gót được theo Dr há.
===
Hồi còn học Trung học thì có biết đàn chút chút thôi... Rồi vào đời, bươn chải mưu sinh, chẳng mấy khi cầm đến cây đàn... 30 năm sau mới thật sự tập lại... Cuội ơi, nếu mơ ước mà kg quyết tâm thực hiện, thì mơ ước cũng mãi mái chỉ là ước mơ thôi! Nếu muốn tập thì phải có một chương trình học và luyện tập thật kiên trì, bền bĩ...
Dr
Dr

Tổng số bài gửi : 768
Points : 5876
Reputation : 3
Join date : 07/06/2010

Về Đầu Trang Go down

Tiếng đàn tôi - Page 5 Empty Re: Tiếng đàn tôi

Bài gửi by H.tuyet Wed May 30, 2012 12:48 pm

Trua nay ngoi nghe tieng dan cua Dr that reo rat .Cam on Dr da cho cac ban thuong thuc tieng dan ghi ta cua minh . co mot chut lang dong cua tam hon  nhe nhang va sau lang...Goi den Dr Tiếng đàn tôi - Page 5 166985 uong cho tinh tao de tiep tuc dan cho ba con nghe nua nha

Benh gout cua Dr da bot chua vay ?Can benh do lam nhuc may dau ngon chan rat la kho chiu , Dr nho an rau nhieu vao nhe.Cho HT goi loi tham den AV, nang kham benh ra sao roi .?TangTiếng đàn tôi - Page 5 870985 den AV ne .

 

 

 

H.tuyet
Khách viếng thăm


Về Đầu Trang Go down

Tiếng đàn tôi - Page 5 Empty Re: Tiếng đàn tôi

Bài gửi by Dr Thu May 31, 2012 1:15 pm

H.tuyet đã viết:Trua nay ngoi nghe tieng dan cua Dr that reo rat .Cam on Dr da cho cac ban thuong thuc tieng dan ghi ta cua minh . co mot chut lang dong cua tam hon nhe nhang va sau lang...Goi den Dr Tiếng đàn tôi - Page 5 166985 uong cho tinh tao de tiep tuc dan cho ba con nghe nua nha

Benh gout cua Dr da bot chua vay ?Can benh do lam nhuc may dau ngon chan rat la kho chiu , Dr nho an rau nhieu vao nhe.Cho HT goi loi tham den AV, nang kham benh ra sao roi .?TangTiếng đàn tôi - Page 5 870985 den AV ne .






Cảm ơn H Tuyết đã nghe đàn, sẽ có những bản tiếp nối. Sức khỏe của cả hai cũng ổn, Dr giả bị Bác sĩ thiệt cấm đủ thứ: kiêng rượu thịt, kg thuốc lá... nhịn hết các thứ thôi đi tu luôn cho rầu...
AV tháng sau mới được BS mời đến để test stress, xem trái tim có ngủ yên không... AV cảm ơn HT đã thăm hỏi... hy vọng sang năm sẽ gặp lại...
Dr
Dr

Tổng số bài gửi : 768
Points : 5876
Reputation : 3
Join date : 07/06/2010

Về Đầu Trang Go down

Tiếng đàn tôi - Page 5 Empty Re: Tiếng đàn tôi

Bài gửi by HX77 Thu May 31, 2012 2:01 pm

Tình yêu thương sẽ là liều thuốc diệu kì nhất đó Dr. Mong Dr mí Áo Dzàng luôn khỏe và có thật nhiều niềm vui hơn nỗi lo trong cuộc sống há.
Hy vọng sang năm sẽ được gặp nhau tại quê nhà à. hihihi
flower

HX77
Khách viếng thăm


Về Đầu Trang Go down

Tiếng đàn tôi - Page 5 Empty Re: Tiếng đàn tôi

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Trang 5 trong tổng số 7 trang Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7  Next

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn được quyền trả lời bài viết