Nhóm Thân Hữu Nguyễn Huệ 1977 Tuy Hòa
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu
Thầy Tín về thăm Tuy Hòa EmptyFri May 03, 2024 4:39 pm by phambachieu

» Trang đường luật Phạm Bá Chiểu
Thầy Tín về thăm Tuy Hòa EmptyThu Mar 11, 2021 8:18 pm by phambachieu

» Music Mix
Thầy Tín về thăm Tuy Hòa EmptyFri Jul 03, 2020 8:40 pm by KBB

» Trần quang Lộc
Thầy Tín về thăm Tuy Hòa EmptySat Jun 13, 2020 2:04 pm by KBB

» THƠ ĐỜI PHẠM BÁ CHIỂU
Thầy Tín về thăm Tuy Hòa EmptyMon May 18, 2020 6:14 am by phambachieu

» THƠ NGỤ NGÔN PHẠM BÁ CHIỂU
Thầy Tín về thăm Tuy Hòa EmptyMon May 18, 2020 6:12 am by phambachieu

» POP music
Thầy Tín về thăm Tuy Hòa EmptySun Dec 16, 2018 11:26 pm by KBB

» Tình Xuân..
Thầy Tín về thăm Tuy Hòa EmptyWed Feb 07, 2018 8:10 pm by KBB

» SG đi miền Tây
Thầy Tín về thăm Tuy Hòa EmptyThu Oct 05, 2017 8:09 am by KBB


Thầy Tín về thăm Tuy Hòa

5 posters
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này

Go down

Thầy Tín về thăm Tuy Hòa Empty Thầy Tín về thăm Tuy Hòa

Bài gửi by Titi Wed Oct 31, 2012 3:37 pm

Thứ bảy ( 27/10/2012), qua Thầy Tiễn , Thầy Tín gặp Mỹ Linh và qua Mỹ Linh, thầy Tín muốn gặp một số học trò lớp 9 - niên khóa 73-74 - mà thầy còn nhớ tên. Thế là Mỹ Linh alo cho HD, HD lại alo cho một số bạn. Có bạn không nhận điện thoại, có bạn nhận nhưng lại không đến...Cuối cùng: Mỹ Linh, HD, Phan Phú,Đoàn Kha,Anh Thư, Thảo, Hiếu, Hợi , Duy Bích hẹn nhau tại nhà ngọc Nữ và nôn nóng đến gặp Thầy sau bao nhiêu năm xa cách...

18h, cả nhóm tìm thầy khi thầy đang ở một quán bên kè Bạch Đằng, nhìn dòng sông Đà Rằng lững lờ chảy ở phía cuối nguồn, cùng với các chị Mỹ Kim, Xuân Vân và các anh trước tụi mình hai khóa.

Gặp thầy, ...thầy vẫn còn trẻ, dáng dấp khỏe mạnh, vui vẻ như xưa, thầy nhận ra và gọi tên các bạn kể cả tên lót, nhất là "Đoàn Thị Kha" thầy nhớ cả họ.HD đùa " Thầy về chốn cũ, người xưa thầy ở đâu? có cần gặp tụi em đưa thầy đến? Thầy cười bảo " Người xưa thì thầy đã tranh thủ gặp rồi ! ( Ghê chưa! một ông ...Thầy 69 tuổi, tóc bạc trắng khi nhắc đến " người xưa" cặp mắt lại sáng lên, khuôn mặt dường như trẻ lại...). Thầy bảo có về Tuy Hòa vào dịp kỷ niệm ngày thành lập Trường Nguyễn Huệ , nhưng không gặp ai trong số bọn mình.

Cả nhóm cùng thầy dạo quanh một vòng thành phố. Đêm Tuy Hòa, cầu Hùng Vương không một bóng đèn, tối om nhìn không rõ mặt ...đường Trần Hưng Đạo vẫn thế..., cả nhóm thỉnh thoảng lại lạc nhau trong dòng xe cộ đông đúc...lại gọi điện tìm nhau í ới, tưởng mình như đang còn tuổi teen... Tài xế Mỹ Linh chở HD chậm 2 trụ đèn đỏ bị Phan Phú chê quá chừng...

Cuối cùng cả nhóm dùng cơm tối với Thầy ở Quán Nam Phương, lúc này có thêm cô Yến- Ngọc Nữ thương cô ghê- xách xe chở cô đến vì thầy Tiễn bận.

Kỷ niệm chắt chiu theo màu lá sân trường giờ như sống vội...bên bàn ăn chưa kịp dọn những mẫu chuyện rôm rả... buổi thuyết trình với một tác phẩm của Duyên Anh mà trước và sau đó chưa ai chọn " Ngựa chứng trong sân trường" vơi HD- Trúc Giang- Phan Phú, và Mỹ Linh- MT - L với một tác phẩm Tự lực văn đoàn nổi tiếng.... Cô nàng phan Phú với câu chuyện giờ mới dám kể "Lông mắc mèo ngày ấy", thú nhận là tác giả, kiêm đạo diễn kiêm diễn viên chính của vở kịch ...Có bạn nhắc đến Thầy Tráng với giờ công dân học làm người, giờ anh văn với thầy Hữu hiền hòa,ba tiết hóa vào chiều thứ ba hàng tuần với thầy Cầu...khúc phim dĩ vãng chiếu lại làm mọi người cảm động lắm....

Cũng ở tuy hòa mà từ 75 đến nay HD mới gặp lại Duy Bích, vậy mà vẫn nhận ngay ra nhau, " Người nữ đồng đội " ngày xưa tinh nghịch với những bài hát sôi động " Túp lều lý tưởng, Hai trái tim vàng..." giờ thật đẹp và chững chạc như một bà mẹ mẫu mực ... Anh Thư, Thảo, Hiếu vẫn như xưa, Hợi, Ngọc nữ như trẻ lại, Mỹ Linh,Kha không có gì đổi khác.Phan Phú vẫn như ngày nào, khi cả nhóm cử HD tặng Thầy một món quà kỷ niệm, khi HD vừa nói " Lâu lắm tụi em mới gặp lại Thầy..." thế là Phú hát ngay " Lâu lắm xa rồi mình mới gặp nhau..."đúng là biên đạo múa " Nụ tầm Xuân, Trống cơm " ngày xưa giờ đã là Bà nội với ba đứa cháu trai mà tâm hồn vẫn như thời mới lớn...Có bạn nhắc đến MT, Phan Phú bấm máy gọi, nhưng đầu kia không nhấc máy...

Hơn tám giờ, cả nhóm chia tay Thầy và Cô Yến trong nuối tiếc và bịn rịn...

Quả đất vẫn tròn , chắc còn gặp lại...

Titi

Tổng số bài gửi : 29
Points : 4777
Reputation : 0
Join date : 11/05/2011

Về Đầu Trang Go down

Thầy Tín về thăm Tuy Hòa Empty Re: Thầy Tín về thăm Tuy Hòa

Bài gửi by Titi Wed Oct 31, 2012 3:40 pm

Hợi có chụp một số tấm hình, nhưng đọc "Hướng dẫn gởi hình" của Mạnh Tiến mà Tí Ti không chịu hiểu nên không gởi được.

Titi

Tổng số bài gửi : 29
Points : 4777
Reputation : 0
Join date : 11/05/2011

Về Đầu Trang Go down

Thầy Tín về thăm Tuy Hòa Empty Re: Thầy Tín về thăm Tuy Hòa

Bài gửi by quyvo Thu Nov 01, 2012 8:34 am

Cám ơn HD đã tường thuật lại cuộc gặp gỡ thầy Tín về thăm.Bài viết thật hay và cảm động. HX77 tiếp chiêu và gửi hình cho phố được gặp thầy qua ảnh nhé!

quyvo
Khách viếng thăm


Về Đầu Trang Go down

Thầy Tín về thăm Tuy Hòa Empty Re: Thầy Tín về thăm Tuy Hòa

Bài gửi by Manh Tien Thu Nov 01, 2012 10:35 am

Lâu lắm mới thấy HDung vào phố. Cám ơn bài viết đâỳ đủ và thật hay. Viết hay như vậy mà lại ít viết cho bạn bè đọc với..Very Happy. Nhờ ai đăng hình lên giùm, hoặc gởi cho MTien để đăng lên. Bài viết hướng dẫn gởi hình cũng rõ ràng và chi tiết lắm mà. Cho MTien gởi lời thăm Ngọc Nữ và Mỹ Linh,
Manh Tien
Manh Tien

Tổng số bài gửi : 510
Points : 5702
Reputation : 1
Join date : 02/06/2010

Về Đầu Trang Go down

Thầy Tín về thăm Tuy Hòa Empty Re: Thầy Tín về thăm Tuy Hòa

Bài gửi by Th Sun Nov 04, 2012 3:13 pm

   Đọc bài viết của TiTi chợt nhớ lại bạn bè ngày cũ, tiếc quá khi không găp lại Thầy Tín và các bạn bè

Th
Khách viếng thăm


Về Đầu Trang Go down

Thầy Tín về thăm Tuy Hòa Empty Re: Thầy Tín về thăm Tuy Hòa

Bài gửi by HX77 Mon Nov 05, 2012 9:51 am

HX nhận được hình từ TCo do HD Tí Ti gửi lật đật dán lên đây này.
Thầy Tín về thăm Tuy Hòa Tn2-1
Thầy Tín về thăm Tuy Hòa T1n
Thầy Tín về thăm Tuy Hòa Tn1-2

HX77
Khách viếng thăm


Về Đầu Trang Go down

Thầy Tín về thăm Tuy Hòa Empty Re: Thầy Tín về thăm Tuy Hòa

Bài gửi by H.TH Mon Nov 05, 2012 10:35 am

   Chị Chum đang ở đâu? sao bạn bè gọi mà không lên tiếng?

H.TH
Khách viếng thăm


Về Đầu Trang Go down

Thầy Tín về thăm Tuy Hòa Empty Re: Thầy Tín về thăm Tuy Hòa

Bài gửi by TCo Mon Nov 05, 2012 11:07 am

H.TH đã viết:   Chị Chum đang ở đâu? sao bạn bè gọi mà không lên tiếng?
A......Hi..hi...Chum đang rất bận không có ở nhà nên TCo chạy dzô lên tiếng nè H.TH ui.
Để TCo vô dán hình đợt Thầy về thăm Tuy Hòa và du lịch ra Qui Nhơn nhé.
TCo
TCo

Tổng số bài gửi : 1140
Points : 6294
Reputation : 5
Join date : 05/06/2010

Về Đầu Trang Go down

Thầy Tín về thăm Tuy Hòa Empty Re: Thầy Tín về thăm Tuy Hòa

Bài gửi by TCo Mon Nov 05, 2012 11:20 am

Email của Thầy gửi đây nè, Thầy đã đồng ý cho dán lên để chia sẻ cùng cả phố à.
Những lần viếng thăm Tuy Hòa
Lần thư nhất vào dịp Tết năm 2000(kỉ niêm 45 năm thành lập trường);Đây là lần đầu tiên tôi về lại nơi tôi lập nghiệp sau 25 năm xa cách ,tâm trạng bồi hồi cảm xúc xen lẫn lo sợ ,giống như tình cảnh của chú bé trong bài Tôi đi học của Thanh Tịnh .Tôi lo ngại không ai còn nhận ra mình và lâm vào tình cảnh Lưu Nguyễn lạc Thiên thai lúc trở lại trần thế. Tôi bám sát anh Lâm không dám rời xa vì …sợ.
Nhưng may mắn thay ,sau 1 ngày rưỡi Đại hội,Liên hoan ,Tọa đàm và đi tham quan Đập Đồng Cam tôi đã được gặp 1 số đồng nghiệp và mươi học trò cũ.Tất cả đều vui vẻ ,nhiệt tình và ân cần thăm hỏi.Thế nhưng khi tôi đã có 1 sô vốn liếng kha khá thì lại phải về Huế ngay cùng với anh Lâm và anh Lại (3 chúng tôi thuê chung 1 chiếc xe con để vào dự Lễ ,thời gian chỉ vỏn vẹn có 4 ngày(từ mồng 4 đến mồng 7 Tết).Thế là khi Lưu Nguyễn được nhìn nhận thì lại phải về Huế ngay chẳng tiếp xúc được nhiều người.Thật đáng tiếc!!!
Lần thứ hai vào năm 2010(kỉ niệm 55 năm thành lập trường).Lần này tôi đi 1 mình,trú ngụ tại nhà anh Nguyễn Đình Chúc,thồi gian ở đúng 1 tuân.Tôi được mời dự khá nhiều tiệc liên hoan, gặp gỡ 1 số đồng nghiệp và 1 ít học sinh .Tuy thành công hơn lần trước nhưng tôi vẫn có mặc cảm là núp bóng Lễ hội,núp bóng anh Hiệu trưởng Nguyễn Đức Giang.
Lần thứ ba vào cuối tháng 10 năm 2012.Tôi có việc ở Nha Trang rồi ra Tuy Hoa thăm viếng,nếu vui thì ở lâu còn như:
Nhi đồng tương kiến bất tương thức
Tiếu vấn khách tòng hà xứ lai ?
Thì đành cuốn gói về sớm .Thế nhưng,tuy đơn thương độc mã nhưng tôi lại có vô số niềm vui bất ngờ khó tưởng tượng nỗiThật là 1 cuộc du ngoạn đầy thú vị ,để lại trong lòng tôi nhiều kỉ niệm sâu sắc,khó quên.
Tất cả những học trò cũ đều nhiệt tình, mừng rỡ khi gặp lại tôi.Tôi xin chân thành cám ơn sự đón tiếp nồng hậu ấy.Các em đã để lại trong lòng tôi những kỉ niêm sâu sắc .Tôi xin kể 1 vài cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên,tiêu biểu(những em nào không được nhắc đến xin đừng buồn vì trí nhớ tôi chỉ có hạn )
_ Thế Yến(tốt nghiệp phổ thông năm 1975,cùng khóa với Chương,Cảm,Mỹ Kim,Mỹ Hạnh…) :Sau khi thăm viếng ông cậu xong ,tối hôm đó tôi gọi điện thoại cho Thế Yến vì nghe đâu Thế Yến có dạy ở Đại học Nha trang (gọi cầu may thôi).Yến cho biết hiện đang ở Saigon và sẽ ra Nha trang ngay để gặp tôi (sau này mới biết tuy ở Saigon nhưng Yến được họ mời ra làm Giám Đốc điều hành 2 công ty xuất khẩu Hải sản ở Suối Dầu Nha Trang .Mồi tháng Yến ra Nha Trang vài lần tùy theo nhu cầu,công ty trả mỗi tháng trọn gói 15 triệu tiền tàu xe.Yến cai quản đến hơn 2000 nhân viên.
Sáng hôm sau khi đi tập thể dục ở bờ biển thì nhận được điện thoại của Yến bảo đã đi tàu hỏa tốc hành lúc 10 giờ đêm và đến Nha trang rồi và hỏi tôi ở đâu để 7 giờ đến gặp .Tôi vội trở về khách sạn để chờ Thế Yến.,người học trò lớp 11A mà gần 40 năm chưa hề gặp lại .Thế Yến nhận ra tôi ngay và chào hỏi rất lễ phép tựa như 1 học trò nhỏ 17tuổi ngày xưa,chẳng có dáu hiệu gì là 1 tiến sì tài năng ,1 CEO thành đạt.Sau đó Thế Yến mời tôi ra Công Ty của Thế Yến (cách Nha trang 25 km) để thầy trò có thời gian chuyện trò hơn .Trên xe,Thế Yến nhắc lại những kỉ niêm xưa với tôi cho mọi người cùng nghe và bày tỏ tình cảm thầy trò sâu đậm .Thật hết sức cảm động!Sau khi tham quan công ty,tôi dùng cơm trưa với ban Giám Đôc rồi Thế Yến cho xe đưa tôi về khách sạn để nghỉ ngơi.Tối lại Thế Yến đến đón tôi đi dự tiệc tại 1 nhà hàng bên Đồng Đế.,sau đó thầy trò chia tay với bao lưu luyến .
_Phan Thị Xoa: Gặp được trò Xoa đúng là 1 chuyện vô cùng hi hữu:trò Xoa học lớp 11A cách đây đúng 40 năm sau đó qua định cư ở Mỹ ,tôi thì ở Huế,37 năm ,chẳng liên lạc gì với nhau cả,thế mà số mệnh lại đưa đẩy cho gặp được nhau ! Thật kì lạ !
Nguyên chiều hôm dó anh Phan Diệu nói chiều mai không đến tôi được vì bận dự tiệc ở nhà 1 người quen .Nếu tôi không hỏi thêm đó là nhà ai thì chắc là thầy trò chẳng gặp nhau .Anh cho biết đó là Phan thị Xoa.Tên Xoa là 1 tên khó trùng lập (khác với tên Tuyết ,Hồng,Đào…),nên tôi đã mường tương ra cô Xoa học trò tôi năm 11 A,cô làm thư kí,viết chữ đẹp . tôi nhờ anh Diệu hỏi phải cô Xoa đó không?Thầy Tín hỏi thăm .Hôm sau anh Diệu nói đúng là trò Xoa ấy và trò mời thầy đến nhà. Thầy trò gặp nhau rất vui vẻ và cũng bất ngờ.Đúng là người tính không bằng Trời tính.Nếu không có cơ duyên thì làm sao có cuộc hội ngộ ấy đươc?
Sau đó trò Tuyết(cùng lớp với Xoa )mời tôi lên nhà Tuyết vào chiều 15 Âm lịch để dùng cơm (sau này mới biết là ..chay,nhưng cũng ngon và thú vị ).Trò Tuyết này đối với tôi có 1 kỉ niệm khó quên :cách đây 12 năm . trường Nguyền Huệ có ra 1 tập kỉ yếu kỉ niêm 45 năm ,trò Tuyêt viết 1 bài hồi kí thưở đi học có đề cập đên tôi với vài chi tiết đặc sắc..mà tôi không tiện kể.
Khi ngồi tọa đàm vào chiều mồng 5 têt,anh Chúc chỉ bài đó (đoạn đó) cho tôi xem .Tôi hỏi tác giả là ai ,anh Chúc chỉ ngay cô học trò ngôi đối diện .thì ra là vậy ….
Sau khi dự tiệc ở nhà Tuyết, trò Xoa mời mọi người chiều thứ năm đến nhà Xoa để dự tiệc chia tay thầy Tín.Chiều hôm đó trời mưa to như chia buồn với cảnh biệt ly.
_Hồng Tuyêt; Lúc đi giữa đường thì nhận được điện thoại của Hồng Tuyêt mời đến nhà dùng cơm trưa,tôi rât ngạc nhiên ,thì ra Hồng Tuyêt ở ngay trước mặt khách sạn Khánh Vy (chỗ tôi ở) nên thấy tôi và loan báo cho khối Nguyễn Huệ 77. Trưa hôm đó tôi găp mặt Trúc, Đào,Mỹ Nga…Tôi chợt nhớ đến trò Điệp nên hỏi thăm ,trò Trúc liền gọi điên thoại ,trò Điệp ở xa hơn 6km nhưng vội đến ngay .,.lúc trước nhà trò ở trước mặt nhà tôi ở trọ và thường qua chơi luôn,khá nhiều kỉ niệm .Hồng Tuyết tánh tinh nghịch từ hồi nhỏ nhưng cũng dề thương và giàu tình cảm với thầy.Các trò đều ôn lại nhừng buổi học với tôi và bảo tôi dạy hay ,sâu rộng,kiến thức dồi dào.(điều này các học sinh lớp 9B cũng nói như thế,lớp 9 B còn nói tôi công bằng trong việc cho điểm và sáng tạo trong cách tổ chức học tập.)Trong nhóm NH 77 này,tôi còn nhắc đến trò Hoa, trò Ngữ(em gái ông Sĩ Kim).Trò Đào cho biết trò Hoa là chị của trò,làm việc khá xa,sẽ nhắn lại .Sau dó trò Hoa có đến khách sạn thăm tôi ,ôn lại chuyện xưa với nhiều kỉ niệm gắn bó.
_Võ thi Quí :trò này ở tạn Sông Cầu nhưng nghe tôi vào nên vội đi xe gắn máy vào thăm và sáng mai ra ngay để kịp dạy .Khối NH 77 mời tôi đi ăn tối nhưng tôi bận dự tiệc nên thôi .tối đó cả đoàn mời tôi đi uống nước nhưng vì trò Nga muốn trổ tài ca hát cho thầy nghe nên cứ đi lòng vòng tìm chỗ mãi.,cuối cùng cũng tìm được 1 chỗ :cả đoàn bước vào trừ trò Quí vì trò đi chở 1 người nào đó nữa.Vào trong phòng mới thấy nơi này quá chật hẹp mà âm thanh lại quá lớn,trò Đào bị mắc bệnh đau tim nên chịu không nỗi,đành rút lui .Vì mũ bảo hiểm của tôi móc ở xe trò Quí nên tôi phải lấy mũ của trò Nga còn trò Nga thì đội mũ của cháu trò(3 tuôi) trông rất ngộ nghĩnh làm ai cũng phá lên cười,1 số trò cười say sưa ,cười dữ dội ,quên cả thời gian khiến tôi rất ngạc nhiên :có hơn 20 phút mới thôi cười,đúng là các bà già vui tính..
_Trò Thiệu: Sáng hôm đó tôi đến quán café NH77 chơi thì thấy 1 chiếc ô tô xịch đến, 1 người đàn ông bước xuống trò chuyên với tôi sau đó mời tôi đi Qui Nhơn với 1 số cô giáo của anh ta (nhưng là học trò của tôi ,thành ra tôi là thầy của thầy)Vì không chuẩn bị nên tôi từ chối nhưng anh ta và mọi người cứ thuyêt phục mãi nên tôi nhận lời.Cuộc du ngoạn kéo dài hơn 12 tiếng khiến tôi khá nhọc mệt nhưng cũng biết nhiều thắng cảnh và các đặc sản ở Sông Cầu ,Qui Nhơn..
Đây là 1 cuộc du ngoạn quá bất ngờ và nhờ đó tôi mới liên lạc được với trò Lương thị Vân (tiến sĩ,trưởng khoa Địa Lý Đại Học Qui Nhơn.)
-Trò Lương Thị Vân :Khi đến Qui nhơn ,tôi buột miệng nói có trò Vân không biết ở đâu để điện thoại đên thăm (trò Vân với tôi có nhiều gắn bó; lúc còn nhỏ trò ở trước mặt nhà tôi trọ và thường qua vườn để bắt bướm ,hái hoa.Sau đó vài năm, lên lơp 9 trò học với tôi môn quốc văn (là hoc sinh giỏi, thông minh).Khoảng năm 1980 ,khi ra Huế học ,trò lại ở nhà tôi 2 năm .Tình cờ trên xe có trò Nga là cháu của trò Vân ,trò liền điện thoại nhưng trò Vân cho biết trò đang ở Saigon .Vài ngày sau trò Vân về Qui Nhơn và sắp xếp để tôi ra Qui Nhơn thăm trò .,sau 30 năm xa cách.Vợ chồng trò rất tình cảm,dù rât bận rộn nhưng cũng vô cùng nhiệt tình với tôi: đón tại bến xe, bố trí chỗ ở,thức đến tận 2 giờ khuya để đưa lên xe Hoàng Long về Huế.Thật là tình cảm vô cùng quí báu khiến tôi rất cảm động.
. Trò Dũng(lớp 11 C NK 72-73)) :Sáng thứ năm (1/11) đến thăm trò Ngữ(học Bán công),tình cờ nhắc đến trò Dũng(cháu anh Hoàng văn Trí ,người Huế).Trò Ngữ cho biết nhà trò Dũng ở gần đây nên tôi đên thăm : nhưng không gặp vì trò chữa răng ở tận Phú Lâm .Lúc 10 giờ tôi liên lạc lại với trò,và 11 giờ trò đên khách sạn thăm tôi ,chuyên trò vui vẻ,ôn lai quá khứ chông gai đã qua.Sau đó trò điện thoại cho trò Nghĩa và cùng nhau đến phở Tân .Từ xa Mỹ Hoa đã nhận ra tôi và cất tiếng chào thầy.Hàn huyên tâm sự 1 hồi,3 thầy trò kéo nhau đi đến 1 quán ăn để vui mừng họp mặt.Sau đó trò Hà Tiên Phước đến nhưng lại không nhận ra tôi .Trong dịp gặp gỡ này trò Nghìa đã tặng tôi vài tài liệu quí và bất ngờ,thì ra trò Nghĩa và trò Dũng hoc cùng lớp với Thanh Tâm ,Nga, Mỹ…,những học trò có nhiều ấn tượng với tôi( Thanh Tâm thư ký lớp chữ đẹp ,trò Nga quốc văn rât giỏi,lại biêt viết theo ý thầy,khiến thầy rât hài lòng,trò Mỹ nhà ở đường Lê Thanh Tôn thường qua nhà thầy mượn sách )…Đúng là 1 cuộc gặp gỡ thú vị.
_Trò Thiên Kim (học sinh xuất sắc lớp 9 nk 74-75)Lúc 7giờ kém 15 ,lúc ngồi ở quán café NH 77,để nhờ trò Vỹ chở ra bến xe đi Qui Nhơn (khởi hành lúc 7g 30) ,tôi chợt nhớ đến Thiên Kim,.Trò Vỹ cho biết Thiên Kim có 1 thời rất túng thiếu,cực khổ nhưng nay đã khá hơn nhiều nhờ ngoại viện .Tôi nói phải chi biết sớm mà đến Thiên Kim thì hay biết mấy .Nghe vậy trò Vỹ vùng lấy xe chạy đi ngay làm tôi hết sức ngỡ ngàng ,sợ trễ xe.Mười phút sau ,trò quay lại và bảo đã đến nhà Thiên Kim rồi và nói Thiên Kim ra bến xe gấp.Trò Vỹ thật nhiệt tình khiến tôi rất cảm động .Sau đó trò Vỹ chở tôi ra bến xe và lưu luyến từ giã nhau. Khoảng 7g10 thì Thiên Kim đến, thật quá bất ngờ,tôi xúc động hết sức.Trò Kim chẳng thay đổi bao nhiêu,trò cho biết vài tháng sau sẽ định cư tại Mỹ.Thầy trò tâm sự khoảng 15 phút thì xe chuyển bánh.Đúng là cơ duyên do Trời sắp đặt ,trước khi rời Tuy Hòa còn được gặp học trò..

Trên đây là những cuộc gặp gỡ bất ngờ ,ngoài dự tính với những tình huống thú vị .Còn gặp mặt trong dự liệu thì có nhiều.
Trước tiên là gặp mặt lớp 11C Nk 67-68,lớp đầu tiên tôi dạy khi mới nhận nhiêm sở.lúc đó tôi là 1 thư sinh ,nhỏ bé ,ngây thơ,mặt trắng, môi hồng,vụng về ,lúng túng. Vì vậy học trò ít sợ ,mãi vài năm sau mới tự tin hơn và gặt hái được 1 ít thành công trong việc giảng dạy .Nhóm này chỉ có 5 người gặp măt; trò Ninh, trò Trân ,trò Đông,trò Min ,tròTuyết. Có lẽ vì lớn tuổi nên nhóm nay khá nghiêm trang và giữ khoảng cách cần thiết tuy cũng chứa đựng nhiều tình cảm gắn bó .Khi tôi sắp từ giã Tuy Hòa ,vợ chồng Tiễn-Yến có đên tiễn đưa và tặng quà lưu niệm.
Tiếp theo là nhóm của trò Xoa với nhiều khuôn mặt thân quen,tình cảm dồi dào khiến tôi vô cùng cảm động (xem bài của Cẩm Loan kèm theo hình ảnh)Tôi dự liên hoan 2 lần với nhóm này; 1 lần tại nhà trò Tuyết(cơm chay) 1 lần tại nhà trò Xoa(để chia tay ).
Kế đó là nhóm 11A(tốt nghiệp năm 75,lớp của Thế Yến, Mỹ Kim ,Mỹ Hạnh,Ngô gia Lộc)…nhóm này trẻ trung ,hồn nhiên hơn.Họ cũng nhắc lại kỉ niêm xưa với nhiều tình cảm gắn bó.Nhóm này có khoảng 20 người hiện diện.
Nhóm 9 B với sự hiện diện của Mỹ Linh (học trò ngoan ,giỏi, hiền),Phú (sôi nổi, bộc trực),bác sĩ Thư ,bác sĩ Hợi ,trò Dung….Nhóm này rất tếu ,trò chuyện sôi nổi,.,kể lại chuyện xưa với những trò quấy phá tinh nghịch của tuổi học trọ.Có lúc họ lại khen tôi dạy hay,có óc sáng tạo …Tôi phải hỏi lại Mỹ Linh vì nghi ngờ tính trung thực của những lời khen.Chỉ khi nào Mỹ Linh xác nhận,tôi mới tin.Sau đó họ cử HD trao quà luu niêm cho tôi .Có chụp khá nhiều hình nhưng chưa thấy lên mạng hoặc gởi cho tôi .Nhóm này hiện diên độ trên 20 trò..
Nhóm Nguyễn Huệ 77,nhóm này khá vui nhộn với Hồng Tuyết, Mỹ Nga, nhiệt tình có trò Điệp, trò Trúc,trò Đào ,trò Quí,hết lòng có trò Vỹ…..Nhiều lần ,nhóm mời tôi dùng cơm nhưng vì bận chỗ này chỗ khác nên tôi chỉ dự có 1 lần.Khi tôi từ giã ,họ biếu đăc sản lưu niệm ,tình cảm thắm thiết.Các trò khen tôi dạy hay ,giảng sâu rộng mở mang kiến thức học sinh rất nhiều.
Nói chung mỗi nhóm đều có 1 cách bày tỏ tình cảm của mình,không nhóm nào giống nhóm nào nhưng đều chứa đựng lòng thương mến sâu nặng khiên tôi bồi hồi cảm xúc.và cảm thấy tràn trề hạnh phúc.

Một bài hát cho rằng :quê hương chỉ một mà thôi ,nhưng tôi lại quan niệm khác.Tôi cho rằng nơi nào cưu mang đùm bọc thương yêu mình thì đó là quê hương .Bởi thế một người có thể có nhiều quê hương ,và đối với tôi sau Huế, thì Tuy Hòa là quê hương thứ hai của tôi
Xin gởi lời chào,các em học sinh với tất cả lòng thương mến vô hạn của tôi đối với các em Hẹn năm 2015,chúng ta sẽ gặp lại nhau trong 1 khung cảnh hoành tráng và thân thương để đón chào Lễ kỉ niêm 60 năm thành lập trường..
Thân mến
Trần Công Tín
TB Bài này viết vội để cho nóng sốt gởi các em( mà tôi lại đánh máy rất vụng )nên không tránh khỏi nhiều sai sót.mong các em chỉ để ý đến nội dung mà cho qua hình thức,dấu chấm câu ,lỗi chính tả…Xin cám ơn
---------------------------
( Thư gửi NH77)
Chào bạn!
Tuyết mới nhận phôn của thầy và chuyển ngay thư thầy cho nhóm (65-72) và CHSPY. Cùng chia xẻ tâm tình của thầy trò chúng ta.
THÂN CHÚC CÁC BẠN NH77 VUI VẺ BÌNH AN
THÂN CHÀO TUYẾT

----- Thư đã chuyển tiếp ----
Từ: Tuyet Nguyen
Tới: "nhomnguyenhue72@gmail.com"
Đã gửi 9:47 Thứ Hai, 5 tháng 11 2012
Chủ đề: Chuyển tiếp: Nhưng lan den Tuy Hoa (nhơ pho bien tiep)

MỜI CÁC BẠN CHIA XẺ CẢM XÚC CỦA THẦY TÍN KHI GHÉ THĂM TH

----- Thư đã chuyển tiếp ----
Từ: Tuyet Nguyen
Tới: Trancong Tin
Đã gửi 9:36 Thứ Hai, 5 tháng 11 2012
Chủ đề: Về: Nhưng lan den Tuy Hoa (nhơ pho bien tiep)

Thầy kính mến!
Con nhận được thư thầy, con sẽ gửi lên trang web chung để bạn bè cùng chia xẻ niềm vui và hạnh phúc thầy trò năm xưa gặp nhau, tại TH.
Hôm qua con(Tuyết) VC Xoa Châu, X Uyên(tứ 4), Nguyễn Tấn Hào và một số bạn mà thầy đã gặp bữa cơm tối ở nhà con(Tuyết). các bạn trách con sao không thông báo để gặp thầy. Nói cho cùng lần này con không tập hợp được bạn bè đông hơn bỡi con bị tai nạn đi xe máy chưa được, còn xui xẻo mất ĐT nên số phôn mất luôn, nhưng dù ít nhưng cũng là niềm an ủi tình thầy trò chúng ta bao năm xưa cũ, mong một ngày nào được hội ngộ thầy trò chúng ta gặp gỡ đông vui hơn hôm nay. Các bạn nhờ con chuyển lời thăm và chúc thầy cô luôn khỏe mạnh.
KÍNH CHÚC CÔ THẦY VÀ GIA ĐÌNH AN KHANG THƯỜNG LẠC
KÍNH THẦY
TUYẾT
======================================
Thầy ơi! Con vội mở email ra đọc trước dù đang chuẩn bị chạy đi ra ngoài công việc.
Đọc email của Thầy con thấy cảm động quá...........
Thầy ơi! Thật là cuộc gặp gỡ không dự tính trước há Thầy há....Chuyến đi Qui Nhơn con mệt nhưng rất vui vì rát thú vị. Nhìn Thầy uống ly rươu " Tình Nhân" rồi bảo " Rượu chi chẳng thấy ngon , uổng tiền quá..." làm tụi con phì cười. Tụi con muốn Thầy thưởng thức để về kể cho Cô nghe đó mà.
.........
Con đi công việc tí rồi trưa về đọc lại mail Thầy lần nữa a.
Thầy đi rồi mà bạn Dung và các bạn NH77 cứ nhắc hoài và bảo con dán hình lên phố NH77 đây.
Con sẽ dán bài Thầy vô phố NH77 nha.
Kình chào Thầy.
Học trò cũ NH77
T.Đào
* Con add thêm một số địa chỉ email của các bạn a.
Thầy Tín về thăm Tuy Hòa DSC05328
TCo
TCo

Tổng số bài gửi : 1140
Points : 6294
Reputation : 5
Join date : 05/06/2010

Về Đầu Trang Go down

Thầy Tín về thăm Tuy Hòa Empty Re: Thầy Tín về thăm Tuy Hòa

Bài gửi by TCo Mon Nov 05, 2012 11:22 am

Một chuyến đi không hẹn trước cùng với Thầy TÍN và một số bạn NH77. TCo chia sẻ hình ảnh của đợt đi QUI NHƠN cùng Thầy với Phố nhé. H.Tuyết - Nga My - Trúc - Thạt....dzô phố tường thuật nghe.
*Trên đường ra Qui Nhơn ghé nghỉ mệt tại Bãi Tiên Sông Cầu
Thầy Tín về thăm Tuy Hòa DSC05072
Thầy Tín về thăm Tuy Hòa DSC05074
* Ghé Bình Định viếng thăm Tịnh Xá Ngọc Sơn
Thầy Tín về thăm Tuy Hòa DSC05084
* Giáo phái NGA MY ( Nhật Bản) cũng ghé thăm TX
Thầy Tín về thăm Tuy Hòa DSC05088-1
Thầy Tín về thăm Tuy Hòa 1TXNgocSon
* Thầy Tín ghé Biển Qui Nhơn cùng nhóm
Thầy Tín về thăm Tuy Hòa DSC05129
Thầy Tín về thăm Tuy Hòa DSC05125
* Buổi trưa măm măm tại quán cơm Gà
Thầy Tín về thăm Tuy Hòa DSC05153-1
Thầy Tín về thăm Tuy Hòa DSC05159-1
Thầy Tín về thăm Tuy Hòa DSC05174
* Ra thăm lăng mộ Hàn Mặc Tử
Thầy Tín về thăm Tuy Hòa DSC05196
Thầy Tín về thăm Tuy Hòa DSC05204
Thầy Tín về thăm Tuy Hòa DSC05212
Thầy Tín về thăm Tuy Hòa DSC05235
Thầy Tín về thăm Tuy Hòa DSC05214
* Ba nàng ghé thăm Nhà hàng Hoàng Hậu
Thầy Tín về thăm Tuy Hòa DSC05242
Thầy Tín về thăm Tuy Hòa DSC05236
Thầy Tín về thăm Tuy Hòa DSC05262
* Biển QUI NHƠN thật đẹp, ước chi Quê mình cũng được xây dựng như thế nhỉ.
Thầy Tín về thăm Tuy Hòa DSC05246
Thầy Tín về thăm Tuy Hòa DSC05269
Thầy Tín về thăm Tuy Hòa DSC05271
* Thầy trầm tư ngồi ngắm biển để nhớ lại ngày xưa...
Thầy Tín về thăm Tuy Hòa DSC05313
Thầy Tín về thăm Tuy Hòa DSC05276
* Nâng ly rượu "tình nhân" cùng Thầy để thấy biển càng xanh ngát bao la là tình/.......
Thầy Tín về thăm Tuy Hòa DSC05300
Thầy Tín về thăm Tuy Hòa DSC05305
Thầy Tín về thăm Tuy Hòa DSC05301
* Trên đường về lại ghé thưởng thức hải sản Sông Cầu
Thầy Tín về thăm Tuy Hòa DSC05321
Thầy Tín về thăm Tuy Hòa DSC05324
.............
Một ngày đi cùng Thầy thật là vui và không bao giờ quên được.
Cảm ơn Thầy đã ghé thăm Xứ Nẫu với bao nhiêu là thân tình dành cho quê hương thứ hai của Thầy.Cảm ơn hai anh em của Thạt đã lái xe đưa đi hết một ngày và lo tất cả mọi thứ. Cảm ơn học trò F4 thế hệ thứ hai gọi Thầy bằng Ông.
Thầy ơi! Đi xa cả ngày chắc làm Thầy đau ê ấm cả lưng Thầy há. Mong tất cả các Thầy Cô đều khỏe nhiều để còn cơ hội gặp lại vào kỉ niệm 60 năm của trường NH.
TCo
TCo

Tổng số bài gửi : 1140
Points : 6294
Reputation : 5
Join date : 05/06/2010

Về Đầu Trang Go down

Thầy Tín về thăm Tuy Hòa Empty Re: Thầy Tín về thăm Tuy Hòa

Bài gửi by HX77 Fri Nov 09, 2012 12:38 pm

Đây là bài viết của Thầy Trần Công Tín. Chia sẻ cùng phố ngày đầu tiên đi dạy của Thầy cùng những thăng trầm trong cuộc sống . Được Thầy sẻ chia thật đáng trân trọng, HX xin phép đặt ở nơi này để khi nhớ về Thầy Cô chạy vô đọc đi đọc lại và cảm nhận được :
"Ngoảnh lại trước, người xưa vắng vẻ
Trông về sau, quạnh quẻ người sau
Ngẫm hay trời đất dài lâu
Mình ta rơi hạt lệ sầu chứa chan"
NGÀY ĐẦU TIÊN ĐI DẠY

Năm 1967, tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm, tôi chọn về Tuy Hòa cùng với 3 anh bạn khác. Bây giờ nghĩ lại, không hiểu vì sao tôi lại chọn nhiệm sở ấy. Anh Cái Mỹ Toàn (ban Anh Văn), anh Đoàn Cầu (ban Pháp Văn) muốn về đó vì gia đình họ ở Nha Trang; còn anh Phạm Xuân Cầu (ban Lý Hóa) quê ở Sông Cầu (Phú Yên) nên về Tuy Hòa là lẽ tất nhiên. Còn tôi? Chẳng ai bà con quen biết, cũng chẳng có 1 chút ẩn tình luyến lưu nào, trong khi tôi có quyền về Quy Nhơn, một thành phố lớn, mỗi tuần có 7 chuyến máy bay đi Sài Gòn và 2 chuyến về Huế. Đúng là định mệnh! Có lẽ cũng 1 phần là vì tôi nghe anh Bửu Đôn (chồng của cô Trần Thị Phước Định, bạn cùng lớp với tôi) trước có dạy ở Tuy Hòa nói khí hậu ở đó trong lành, vật thực không đắt đỏ, đời sống hiền hòa, cho nên tôi thích chăng? Đầu thập niên 60, anh Đôn dạy vạn vật (bây giờ gọi là sinh) ở trường Nguyễn Huệ và khoảng 1965 đổi về trường Đồng Khánh Huế rồi bén duyên với Phước Định.
Khi cầm sự vụ lệnh trên tay, các bạn tôi đều đã chuẩn bị trước chỗ ở của mình, còn tôi vẫn bơ vơ, vô định, dự trù ngày đầu sẽ ở nhà trọ, rồi sau sẽ hay. Nhưng trước ngày lên đường mấy hôm, ba tôi và tôi đi kị ở nhà 1 người bà con. Nghe nói tôi sẽ đi Tuy Hòa, 1 ông bạn của ba tôi sốt sắn viết thư giới thiệu đến ở tiệm vàng Hồng Châu trong thời gian đầu. Thôi thế cũng tạm ổn.
Lúc lên máy bay, tôi mới hỏi Phạm Xuân Cầu tiệm Hồng Châu ở đâu? Gần trường không? Gần đại lý máy bay không? Anh ta cho biết: Hồng Châu là 1 tiệm vàng rất lớn ở đường Trần Hưng Đạo, gần đại lý máy bay và cũng không xa trường bao nhiêu. Hồng Châu có cô Minh học lớp đệ nhất Nguyễn Huệ, thuộc loại hoa khôi của thành phố.
Sau 2 giờ bay, chiếc DC3 từ từ hạ cánh xuống phi trường Đông Tác,. 1 bãi đất hoang vu, chẳng có 1 cơ sở vật chất nào quy mô, rộng rãi. Nơi đón tiếp là ngôi nhà nho nhỏ, trống vắng, lác đác chỉ 1, 2 nhân viên làm việc, khác với Phú Bài có hàng trăm người phục vụ với cả chục quầy tiếp tân. Họ mời chúng tôi lên chiếc xe đò nhỏ 25 chỗ, loại xe của hãng Phi Long rất thông dụng hồi đó chạy tuyến đường trường, còn hành lý họ chất lên cái Rờ mọt cột sau xe và khi xe chuyển bánh, hình ảnh ấn tượng nhất là cái chổi quét nhà họ cũng mang theo, để lại bầu không khí trống vắng hoàn toàn.
Sau khi vượt qua 1 đoạn đường đất đá gồ ghề, bụi bặm, xe bắt đầu ra quốc lộ, qua cầu Đà Rằng, tiến vào thành phố. Xe dừng trước đại lý Air Viêt Nam, đường Trần Hưng Đạo, phía trên ngã năm 1 đoạn. Các bạn tôi nhận hành lý và thuê xích lô về chỗ ở. Còn tôi chưa nhận đồ đạc vì không biết Hồng Châu có chịu cho mình tá túc hay chăng?. Theo lời chỉ dẫn của anh Phạm Xuân Cầu, tôi đi bộ khoảng 100m thì đến. Tôi đưa thư cho bà Hồng Châu. Vì là người Huế với nhau, lại thấy tôi là giáo sư đệ nhị cấp trường Nguyễn Huệ nên ông bà đón tiếp rất vồn vã, lịch sự, ân cần và mời tôi ở lại. Hồi ấy, học sinh đệ nhị cấp Nguyễn Huệ đã oai lắm rồi huống hồ là giáo sư. Tiếp đó, có người quen của ông Hồng Châu đi xe jeep đến, ông nhờ anh ta chở tôi lên hãng để đem hành lý về. Vì chỗ ở của tôi thuận tiện, chỉ đi thẳng 1 đường là đến trường, nên sáng hôm sau 3 anh bạn đều tập trung tại tiệm Hồng Châu để cùng xuống trình diện. Hồi học ở Sư Phạm, mỗi lần đi thực tập, nhà trường đều buộc chúng tôi phải bận complet, cravate đàng hoàng, nên hôm ấy, quen lệ, anh em chũng tôi đều bận đồ lớn đi 1 đoàn dọc đường Trần Hưng Đạo gây chú ý cho mọi người 2 bên phố.
Đến trường, chúng tôi trình diện anh Lê Ngọc Giáng (Giám học xử lý thường vụ Hiệu trưởng vì anh Nguyễn Đức Giang bận đi tranh cử vào Quốc hội). Anh Giáng ghi nhận sự hiện diện của chúng tôi, yêu cầu chúng tôi cho biết địa chỉ và sau đó bảo anh em tôi ra về, khi nào có thời khóa biểu sẽ gọi đi dạy và chúng tôi bắt đầu ăn lương vào ngày trình diện tuy chưa nhận công tác.Các bạn tôi đều về quê thăm gia đình vì nhà gần ,còn tôi đành cam phận ở lại Buổi chiều tối, tôi thường đến anh Lê văn Nhạc (ở tiêm ảnh Á Đông gần chỗ tôi ở ),rồi đên chơi vợ chồng anh Lê bá Lại (anh Lại là phụ tá giám học ) thuê nhà ở ngã tư ,sau lưng tiệm thuốc Tây Tân Tiến,thỉnh thoảng tôi lại đến anh Hoàng Văn Trí ở . đường Lê Lợi .Tất cả những vị này đều là người Huế nên trò chuyên rất thân tình ,gần gũi,nhờ vậy tôi cũng quên đi phần nào nỗi buồn xa quê hương...
20 ngày sau, trường mới gọi chúng tôi xuống nhận thời khóa biểu, lúc đó anh Giang đã về lại nhiệm sở rồi vì anh thất cử. Anh phân cho tôi dạy quốc văn lớp đệ nhị C, công dân 3 lớp: đệ nhị C, B2 và B3, quốc văn 1 lớp đệ tứ . (tổng cọng 21 giờ vì quôc văn 6 giở /tuần ,công dân 3 giờ /tuần) Vài tháng sau ,thời khóa biểu lại thay đổi ,tôi không còn dạy công dân nữa mà chuyển qua dạy quốc văn lớp đệ thất. Hồi đó giáo sư đệ nhị cấp chỉ phải dạy 1 tuần 15 giờ, quá số đó sẽ được hưởng thêm lương gọi là hưởng giờ phụ. Lương chính của tôi (chỉ số 470) được 8 ngàn đồng/tháng ,đủ mua 1 lượng vàng.
Buổi đầu tiên anh Giang dẫn tôi đi giới thiệu với các em học sinh đệ nhị C. Vì nhỏ con, ngây thơ, môi hồng, mặt trắng thư sinh nên tôi rất vụng về, lúng túng, do đó học trò ít sợ. Thật vất vả! Phải vài năm sau mới tự tin hơn. Học trò lớn nhất của tôi sinh năm 1949, bây giờ vẫn còn nhớ đến tôi với nhiều tình cảm: trò Đông, trò Nho, trò Yến, trò Tám… Họ đều có con cái thành đạt, dâu rễ đàng hoàng, địa vị vững chắc. Trong dịp kỷ niệm 55 năm, anh Nguyễn Phụng Thiều (học trò niên khóa 67-68) tổ chức 1 đêm ca nhạc rất hoành tráng tại Thuận Thảo và gửi giấy mời tôi vào dự. Anh còn nhận ra tôi. Tôi gặp khá nhiều học trò cũ, họ ân cần thăm hỏi, cùng nhau chụp hình rất thân mật. Lúc tôi trở về Huế, họ còn đến tiễn đưa và tặng quà lưu niệm. Thật cảm động biết mấy!
Dạy được mấy tháng thì đến Tết, vì 23 năm sống quanh quẩn với gia đình ở Huế, chẳng đi đâu xa nên tết này tôi dự định hưởng 1 cái tết tha hương: ở Tuy Hòa vài ngày, sau đó vào Nha Trang (có 2 ông cậu ruột) rồi lên Đà Lạt thăm bà cô. Bởi thế, khoảng 22 tháng Chạp, trong lúc các bạn đồng nghiệp chuẩn bị hành lý để rời Tuy Hòa thì tôi vẫn bình chân như vại, cứ loanh quanh đến trường vui đùa hội trại với các em học sinh. Tôi còn nhớ trưa hôm ấy khi từ trại học sinh đến văn phòng tôi gặp anh Giang lái xe ô tô đến, tôi hỏi:
_ Anh định đi đâu đấy?
_ Tôi sắp đưa 1 số học sinh ra Quy Nhơn dự hội trại toàn khu vực khoảng 3 ngày.
Với tánh ham vui, lại rảnh rỗi nên tôi buộc miệng:
_ Tôi đi với.
_ Thế thì tốt quá!
Tôi đúng là ngây thơ, bởi vì đi như vậy kể như đi công tác, phải có giấy đi đường, sứ vụ lệnh và được hưởng công tác phí (mỗi ngày 600 đồng đủ thuê phòng khách sạn và ăn uống). Thế mà nay tôi lại đi khơi khơi, chẳng được hưởng 1 đồng nào hết, mọi việc chi tiêu đều xuất tiền túi. Đúng là lớ ngớ thật!
Anh Giang lái ô tô đưa tôi về nhà để lấy hành lý rồi đi ngay. Các nam sinh ngồi trên 2 chiếc xe Lam (mỗi xe chứa khoảng 10 người) còn 3 nữ sinh thì ngồi trên ô tô cùng với anh Giang và tôi. Trong dịp này tôi mới biết Thái Thị Yến ở đường Bùi Nguyên Ngãi, học đệ nhị A, hoa khôi của trường. 2 năm sau, Thái Thị Yến vào học ở Sài Gòn và đạt giải hoa hậu cầm cờ cho các phái đoàn thể thao Việt Nam tham dự những cuộc tranh tài quốc tế; báo chí có đưa tin.
Sau mấy ngày ở Quy Nhơn, tôi đi xe đò vào Nha Trang và dự định qua mồng 4 Tết sẽ lên Đà Lạt. Nào ngờ tối 30 Tết súng nổ lung tung, qua mồng 1 Tết giới nghiêm toàn tỉnh vì quân giải phóng đã đột nhập vào thành phố, đánh phá khắp nơi (vụ Mậu Thân), đường bộ đi các tỉnh cũng bị chia cắt. Thế là tôi phải ở lại Nha Trang gần 20 ngày mới về lại được Tuy Hòa để trình diện. Các bạn tôi ở Huế có mặt trễ hơn nữa vì sau 26 Tết Huế mới bắt đầu có các chuyến bay.
Dạy được mấy tháng thì Bộ Giáo Dục ban bố lịch trình thi Tốt nghiệp. Hồi đó, có các kỳ sau: Tú tài 1 (bán phần, tổ chức 2 kỳ), Tú tài 2 (toàn phần, cũng tổ chức 2 kỳ), Trung học đệ nhất cấp (1 kỳ dành cho người lớn tuổi và cả nước chỉ có vài trung tâm thi tuyển). Học sinh Tuy Hòa phải ra Quy Nhơn thi cả Tú tài 1 lẫn Tú tài 2, còn bài vở thì đưa về Nha Trang chấm cùng với 1 số bài của các tỉnh khác: Đà Lạt, Playku, Ba Mê Thuột, Phan Thiết… Toàn quốc có khoảng 10 trung tâm thi và 5 trung tâm chấm thi (Sài Gòn, Cần Thơ, Nha Trang, Đà Nẵng và Huế). Các giám khảo giáo sư đệ nhị cấp đều tập trung về đó để chấm còn giám thị cũng không dùng người địa phương mà chuyển từ các tỉnh khác đến để tránh gửi gắm. Bởi thế việc thi cử cũng rất nghiêm túc, rất công bằng vì muốn không công bằng cũng không được: bài rọc phách, mình lại đi chỗ khác chấm, có biết bài của ai đâu mà cho điểm cao. Số thí sinh đậu chỉ khoảng 20%. Vì vậy, cô tú, cậu tú đều liệt vào hạng trí thức, được trọng nể và có thể xin đi làm việc. Tú tài 2 có thể xin đi dạy trung học đệ nhất cấp (cấp 2). Còn tú tài 1, nếu bị gọi nhập ngũ vào học quân trường 9 tháng sẽ trở thành sĩ quan (chuẩn úy). Nếu không có bằng cấp gì hết, chỉ trình độ đệ nhị (lớp 11) thì phải học trường hạ sĩ quan, ra trường với cấp bậc trung sĩ.
Thời đó, mỗi lần hè đến, các giáo sư độc thân như tôi đều cảm thấy thích thú vì được đi đây đi đó bằng máy bay miễn phí, ngoài ra lại còn được phụ cấp dồi dào: công tác phí mỗi ngày 600 đồng và còn được hưởng tiền công chấm bài. Hè 1968, tôi được phân công đi Quy Nhơn, Nha Trang, Đà Nẵng để coi thi và chấm thi. Bạn bè các nơi tụ hội về tay bắt mặt mừng cười đùa vui vẻ. Sau khoảng 2 tháng chấm thi chỗ này chỗ khác, tôi lại trở về trường để tham dự kỳ thi tuyển chọn học sinh vào đệ thất (lớp 6). Đây là một kỳ thi khá cam go và tỷ số đậu chỉ khoảng 30%. Nếu rớt, học sinh phải học các trường tư, vừa tốn tiền vừa kém danh giá. Chấm thi đệ thất vừa xong, khoảng cuối tháng 9/1968 thì có lệnh Tổng động viên. Tuy nhiên các giáo chức lại được ưu tiên hưởng các chính sách biệt phái, nghĩa là chỉ học ở quân trường 9 tuần rồi về dạy lại. Thế là cùng với hơn 25 giáo chức khác của trường Nguyễn Huệ (anh Giang, anh Giáng, anh Quỹ, anh Nhạc, anh Tùng…) tôi lên đường vào quân trường Lam Sơn ở Khánh Hòa để được huấn luyện cùng với bạn bè của 11 tỉnh thuộc vùng II chiến thuật, tổng cộng khoảng 270 người.
Vào đến nơi, mới hay có 1 luật oái oăm: những người sinh năm 1943, 1944 thuộc về tuổi đôn quân (tuổi quan trọng, cần thiết cho việc bảo vệ quốc gia) nên sẽ không được biệt phái mà phải học thêm nữa để ra sĩ quan rồi ra đơn vị 2 năm. Trời ơi! Tin đâu như sét đánh ngang tai! Trong số 270 chỉ có 10 người thuộc diện đó (trong đó có tôi) thế là, sau 9 tuần huấn luyện, các bạn tôi đều vui mừng hớn hở trả lại quân trang, quân dụng, khoác bộ áo dân sự , lên đường trở về nhiệm sở. Riêng 10 anh em chúng tôi lại ôm ba lô lên xe GMC để về quân trường Đồng Đế Nha Trang. Sau 6 tháng huấn luyện, chúng tôi được gắn lon chuẩn úy và phân phối về các đơn vị. Mãi 2 năm sau mới được biệt phái về lại trường cũ. Thật xui xẻo hết chỗ nói!
Chưa hết! Vì mang danh sĩ quan nên sau 1975 tôi lại phải đi học tập cải tạo ở trại 53 Sơn Hòa gần 2 năm trong khi mấy trăm anh bạn cùng học Lam Sơn với tôi khỏi đi học tập vì họ chỉ là lính 9 tuần (binh nhì) mà binh nhì thì vô tội. Cũng chưa kết thúc! Học tập xong, về trường, trường không nhận, tôi phải về Huế nương náu cùng gia đình, đưa đơn đi đâu cũng bảo hết chỗ. Thế thì đành lao động chân tay để sống qua ngày, công đèn sách mười mấy năm đều vất bỏ:
Sách vở ích gì cho buổi ấy
Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già
Nguyễn Khuyến

Sau này, nhờ chính sách mở cửa rồi nhà nước công nhận quyền sử dụng đất nên tôi mới có thể khai thác mảnh vườn của cha ông để lại, làm mấy kiot cho thuê, thu nhập khá ổn định, cuộc sống bớt nheo nhóc, thiếu thốn.
Bây giờ tuổi gần thất thập, nghĩ lại thời gian đã qua, tôi thấy như giấc mộng: lên voi thì chưa nhưng xuống chó thì lắm lần; tang thương biến đổi chẳng biết đâu mà lường được. Thân phận con người là thân phận bọt bèo, nhỏ bé, vô nghĩa trong dòng trôi chảy miên viễn của thời gian. Tôi xin mượn bài thơ của Trần Tử Ngang để kết thúc bài viết này:
Tiền bất kiến cổ nhân
Hậu bất kiến lai giả
Niệm thiên địa chi du du
Độc sảng nhiên nhi thế hạ
(Ngoảnh lại trước, người xưa vắng vẻ
Trông về sau, quạnh quẻ người sau
Ngẫm hay trời đất dài lâu
Mình ta rơi hạt lệ sầu chứa chan
Trần Trọng Sandịch)

HX77
Khách viếng thăm


Về Đầu Trang Go down

Thầy Tín về thăm Tuy Hòa Empty Re: Thầy Tín về thăm Tuy Hòa

Bài gửi by Nga My Fri Nov 09, 2012 12:46 pm

Thầy ơi!Em đọc bài Thầy viết thấy lòng lại bồi hồi về những thăng trầm trong cuộc đời đi dạy đã qua của Thầy.
Em cảm ơn Thầy đã chia sẻ cùng tụi em.
NgaMy NH77

Nga My
Khách viếng thăm


Về Đầu Trang Go down

Thầy Tín về thăm Tuy Hòa Empty Re: Thầy Tín về thăm Tuy Hòa

Bài gửi by TCo Fri Nov 09, 2012 1:00 pm

From: Trancong Tin
Subject: Đai học Văn khoa và sư phạm ngày trước
Date: Friday, November 9, 2012, 3:50 AM

Hồi ức về trường Đại Học Văn Khoa Huế

Năm 1957, Viện Đại Học Huế được thành lập, đứng đầu là ông Viện Trưởng, văn phòng viện đặt tại số 3 Lê Lợi (hiện nay vẫn còn) điều khiển tổng quát 5 phân khoa: Đại học Luật (ở đầu đường Lê Lợi _ đối diện với tòa đại biểu cũ); Đại học Văn Khoa, Khoa Học và Sư Phạm (3 phân khoa này trước 1963 đều tọa lạc tại Morin, bắt đầu 1964, trường Sư Phạm tách riêng ra tại địa điểm sư phạm ngày nay); Đại học Y Khoa (ở đường Ngô Quyền, gần bệnh viện TW Huế). Đứng đầu mỗi khoa là ông Khoa Trưởng, dưới khoa có các ban, dưới quyền điều khiển của Trưởng ban.
Trừ trường Sư Phạm, sinh viên muốn vào học phải trải qua 1 kỳ thi rất cam go, còn các phân khoa khác sinh viên đều được ghi danh, miễn thi. Sở dĩ như vậy là vì hồi đó học sinh trung học ở cuối cấp phải trải qua 2 kỳ thi vô cùng khó khăn (cách nhau 1 năm): Tú tài 1 gọi là Tú tài bán phần và Tú tài 2 gọi là Tú tài toàn phần. Học sinh lớp Đệ Nhị (lớp 11 ngày nay) có khoảng 100 người thì qua 2 kỳ thi này chỉ còn chừng 20 người tốt nghiệp. Do đó, các phân khoa Đại học đủ chỗ để thu nhận sinh viên và sinh viên được miễn phí hoàn toàn, riêng Sư Phạm thì có học bổng khá lớn.
Khoa Luật, Khoa Y và Sư Phạm học theo niên chế: năm 1, năm 2, năm 3, năm 4… Luật học 4 năm, Y khoa 1 năm dự bị cộng với 6 năm học, Sư Phạm 4 năm.
Khoa Học và Văn Khoa học theo chứng chỉ: Dự bị cộng với 4 chứng chỉ khác thì đủ cử nhân. Ngoài chứng chỉ dự bị, sinh viên buộc phải học 1 năm, còn các chứng chỉ sau sinh viên có quyền ghi danh 1 năm 2 chứng chỉ. Như vậy đối với 1 số sinh viên, họ có thể tốt nghiệp cử nhân trong vòng 3 năm.
Các chứng chỉ của Đại học Văn Khoa như sau:
1.Cử nhân giáo khoa ban Việt Văn:
- Chứng chỉ Dự bị
- Chứng chỉ văn chương Việt Nam
- Chứng chỉ Ngữ học Việt Nam
- Chứng chỉ Hán văn
- Chứng chỉ sử Việt Nam và Đông Nam Á hay Chứng chỉ lịch sử triết
2.Cử nhân giáo khoa ban Pháp văn:
- Chứng chỉ Dự bị
- Chứng chỉ văn hóa Pháp
- Chứng chỉ văn chương Pháp
- Chứng chỉ ngữ học Pháp
- Chứng chỉ văn chương Việt Nam
3.Cử nhân giáo khoa ban Anh văn:
- Chứng chỉ Dự bị
- Chứng chỉ văn hóa Anh Mỹ
- Chứng chỉ văn chương Anh Mỹ
- Chứng chỉ ngữ học Anh
- Chứng chỉ văn chương Việt Nam
4.Cử nhân giáo khoa ban Triết học:
- Chứng chỉ Dự bị
- Chứng chỉ lịch sử triết
- Chứng chỉ luận lý và siêu hình
- Chứng chỉ đạo đức và xã hội học
- Chứng chỉ tâm lý
5.Cử nhân giáo khoa ban Sử học:
- Chứng chỉ dự bị
- Chứng chỉ sử Việt Nam và Đông Nam Á
- Chứng chỉ sử Tây phương
- Chứng chỉ phương pháp sử học
- Chứng chỉ địa lý đại cương
Như vậy ta thấy ở các ban Việt văn, Anh văn, Pháp văn, sinh viên buộc phải có chứng chỉ Văn chương Việt Nam mới được gọi là cử nhân giáo khoa. Đây là 1 trở ngại rất lớn đối với tất cả mọi người vì ở chứng chỉ này, thầy Lê Tuyên (giáo sư chủ chốt) rất nghiêm khắc, bài giảng lại vô cùng khó hiểu. Vào lớp, thầy nói thao thao bất tuyệt, đem triết lý vào văn học. Hiểu được điều thầy nói là cả 1 vấn đề, sinh viên đều ngán, đều sợ. Trước 1965, số sinh viên vượt qua cửa ải của thầy rất thấp, sau đây là vài con số:
Niên khóa 62-63: Khóa 1: 4/39. Khóa 2: 10/38
Niên khóa 63-64: Khóa 1: 2/34. Khóa 2: 7/30
Niên khóa 64-65: Khóa 1(khóa tôi thi đỗ):10/47. Khóa 2:10/45
Đối chiếu với chứng chỉ Hán văn,( chứng chỉ dễ nhất )vì các cụ già đều rộng lượng, khoan dung, lại ra thi trong 1 số ít bài hạn chế mà thôi:
Niên khóa 62-63: Khóa 1:13/16. Khóa 2: 1/7
Niên khóa 63-64: Khóa 1: 13/20. Khóa 2: 3/7
Niên khóa 64-65: Khóa 1: 11/17. Khóa 2: 4/9
(Chú thích: Mỗi chứng chỉ sinh viên được thi 2 lần gọi là 2 khóa, rớt khóa 1 (thường tổ chức vào tháng 6) sinh viên sẽ thi khóa 2 vào tháng 9. Có sinh viên không thi khóa 1 vì chưa chuẩn bị đủ bài vở nên chỉ xin thi khóa 2, nhà trường đều chấp nhận.
Tài liệu này tôi lấy từ quyển “Chương trình Đại học Văn Khoa 1965-1966” của trường Đại học Văn Khoa Huế xuất bản, trong đó có ghi tên đầy đủ của các vị giáo sư, chương trình học của mỗi chứng chỉ và sĩ số thí sinh thi đậu.)
Từ niên khóa 65-66 trở về sau, thầy Lê Tuyên không còn dạy ở Huế nữa nên sinh viên dễ thở hơn, số người đậu chứng chỉ văn chương Việt Nam chiếm đến 50%.
Ba trường Sư Phạm, Văn Khoa và Khoa Học đều gắn bó với nhau chặt chẽ vì các lẽ sau:
- Ba trường đều nằm chung ở khuôn viên Morin, dùng chung giảng đường C. Sau 1964, trường Sư Phạm tách ra nhưng cũng không cách xa bao nhiêu.
- Các vị thầy của Khoa học, Văn Khoa đều có dạy ở sư phạm (đồng môn).
- Sinh viên Sư Phạm đều được khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để học Văn Khoa hoặc Khoa Học, thậm chí niên khóa 66-67, năm cuối cùng của tôi ở Sư Phạm, khoa trưởng Lê Trọng Vinh còn chủ trương: ở Sư Phạm sinh viên chỉ học những vấn đề chuyên môn còn văn hóa thì học Văn Khoa hoặc Khoa Học, cụ thể là niên khóa 66-67 nhà trường buộc chúng tôi phải học chứng chỉ Hán văn ở Văn Khoa và lấy điểm thi của chứng chỉ này cộng vào điểm nghiệp vụ ở Sư Phạm để xét tốt nghiệp.
Từ năm 1966 trở về trước, sinh viên Sư Phạm chúng tôi học cả 2 trường mà mỗi trường đều có chương trình riêng biệt, nên lẽ dĩ nhiên chúng tôi không thể nào có mặt thường xuyên ở Văn Khoa được. Do đó, cần phải làm quen với các sinh viên chính gốc Văn Khoa để mượn vở chép lại bài giảng và nhờ họ giảng giải những điều cần thiết. Tôi nghiệm thấy làm quen với người khác phái thì thuận tiện hơn, bởi thế mặc dù nhút nhát nhưng tôi cũng cố làm quen với các nữ sinh viên. Nói về tuổi, tôi chẳng nhỏ gì, nhưng trông dáng người nhỏ nhắn lại dễ thương, ngây thơ nên các chị đều có cảm tình, thích trò chuyện và xem như em út trong nhà, tận tình chỉ bảo, bày vẻ những bí quyết học thi.
Niên khóa 63-64, tôi ghi danh học Dự bị Văn Khoa ban Pháp văn, đó là 1 điều khác lạ với các bạn Sư Phạm cùng lớp vì tất cả đều chọn ban Hán Văn.
Dự bị Văn Khoa có tất cả 3 ban: Hán, Pháp và Anh. Ngoài các môn học chung tại giảng đường C (Triết học, Văn học Việt Nam, Sử và Địa) sinh viên còn phải học them các môn riêng cho ban mình ở các phòng nhỏ hơn.
Về môn Triết, tôi học với Tiến sĩ Trần Văn Toàn (tốt nghiệp ở Bỉ) mỗi tuần 4 giờ về Triết học đại cương. Thầy người Bắc, cận thị nặng, phát biểu chậm rãi, pha chút khôi hài. Câu thầy thường nói là: “Nghiêm nghị như con trâu thì không thể có Triết học được.” Những bài giảng của thầy sau này in thành sách dưới nhan đề “Hành trình vào Triết học” được giới trí thức tán thưởng, khen ngợi. Thầy hiện giờ sống ở nước ngoài, tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu và giảng dạy. Cách đây mấy năm, thầy có về Huế, dự hội thảo về linh mục Cadière, linh hồn của tạp chí B.A.V.H nghiên cứu về Huế, rất có giá trị.
Về môn Văn học Việt Nam, chúng tôi học với thầy Đoàn Khoách và thầy Phạm Viết Tuyền(người Bắc, chủ nhiệm nhật báo Tự Do ở Sài Gòn).
Môn phương pháp Sử do linh mục Nguyễn Phương phụ trách. Linh mục có nhiều kiến giải rất khác lạ về Lịch sử Việt Nam, chẳng hạn bác bỏ truyền thuyết Hùng Vương, gây ra nhiều cuộc tranh luận sôi nổi trên văn đàn. Linh mục tính khôi hài, hay nói đùa nên giờ giảng của ông rất vui, không khí phòng học lúc nào cũng sôi động.
Môn Địa lý đại cương do linh mục Nguyễn Hòa Nhã (giáo sư thỉnh giảng từ Sài Gòn) phụ trách. Kiến thức của linh mục phong phú, bài học có bề sâu thật sự.
Về môn Pháp văn, mỗi tuần tôi phải học 10 giờ dưới sự hướng dẫn của các vị sau:
- Linh mục Zukenly: người dong dỏng cao, giảng bài chậm rãi, dể hiểu, hấp dẫn. Thầy dạy 4 giờ/ tuần (2 giờ về giảng văn các bài trích trong những tác phẩm thế kỷ XX và 2 giờ nghiên cứu, phân tích tác phẩm Cyrano de Bergerac, hài kịch bi hùng bằng thơ 5 hồi của E.Rostand). May mắn là những giờ của linh mục, tôi đều có điều kiện theo học đầy đủ suốt niên khóa. Tác phẩm này tôi rất say mê và chép lại học thuộc lòng vài đoạn tình cảm ướt át, cảm động đầy kịch tính, đó là đoạn Cyrano đọc bức thư tuyệt mệnh cho nàng Roxane xinh đẹp nghe trước khi anh ta từ giã cõi đời, lúc đó nàng mới thấu hiểu tấm chân tình, nỗi niềm vô vọng của chàng trong suốt 15 năm qua và thốt lên lời: “Em yêu anh.” Nghe xong lời đó thì chàng từ từ nhắm mắt, mãn nguyện.
- Thầy Đỗ Long Vân, mỗi tuần dạy 2 giờ về dịch thuật. Vì trùng giờ nên tôi ít khi có mặt.
- Thạc sĩ Cauro, mỗi tuần dạy 2 giờ về Văn học hiện sinh và phân tích tác phẩm Le Mur của J.P.Sartre. Thầy giảng rất hay, phân tích sâu sắc, tiếc là tôi không được thụ giáo trực tiếp mà chỉ nghe các chị nói lại. Thầy đẹp trai, trẻ trung, khiến nhiều cô mê say, ngưỡng mộ.
- Thầy Bolliet, dạy 1 tuần 2 giờ về phân tích văn phạm. Tôi cũng ít khi được tham dự, chỉ mượn vở về chép và nghe giảng lại.
Nhờ học chăm chỉ nên cuối niên khóa, tôi đậu luôn Dự bị Sư Phạm lẫn Dự bị Văn Khoa ngay kỳ đầu (vào khoảng tháng 6).
Qua niên khóa 64-65, tôi ghi luôn 2 chứng chỉ và đều xin thi ở kỳ đầu:
1.Lịch sử Triết: Lớp học chỉ có 9 người và đều ngồi bàn đầu cả. Anh Trần Xuân Kiêm (chủ tịch tổng hội sinh viên Huế) và chị Phùng Thăng (dịch giả tác phẩm “Câu chuyện của dòng sông” của Hermann Hesse) đều học với tôi ở chứng chỉ này Sau này, 2 người kết hôn với nhau. Chị Phùng Thăng có người chị ruột là chị Phùng Khánh, tốt nghiệp Đại học Sư Phạm Anh văn khoảng năm 1960, sau khi đi tu lấy pháp danh là ni cô Trí Hải, rất nổi tiếng trong nước và cả thế giới. Ni cô tử nạn vì giao thông cách đây chừng 10 năm, để lại nhiều thương tiếc cho mọi người vì ni cô là 1 nhà chân tu, đạo hạnh, chuyên làm nhiều việc thiện.
Ở chứng chỉ này, tôi học với các vị sau:
- Thầy Trần Văn Toàn: Thầy phụ trách mỗi tuần 4 giờ về Triết học cổ đại Hy Lạp.
- Thầy Đoàn Văn An (Thích Thiên Ân), từ Sài Gòn ra, dạy về Triết học Zen.
- Thầy Pierre Đỗ Đình: dạy về Triết học Đông phương.
- Thầy Lâm Ngọc Huỳnh (khoa trưởng): dạy Triết học hiện sinh, bình giảng về tác phẩm Traité du Désespoir của Kierkegaard.
2.Chứng chỉ Văn chương Việt Nam:
Chứng chỉ này do các vị sau phụ trách:
- Thầy Lê Tuyên: dạy giảng văn và phân tích tác phẩm Cung oán ngâm khúc. Thầy mặt trắng trẻo, mang gương cận thị, tướng người nho nhã nhưng lại rất nghiêm nghị, không bao giờ đùa giỡn, chấm bài khắt khe, bài giảng khó hiểu nên ai cũng sợ.
- Thầy Vương Hồng Sển: Thầy là nhà khảo cổ lừng danh khắp nước, viết rất nhiều tác phẩm nghiên cứu có giá trị. Khác với thầy Lê Tuyên, thầy Sển rất vui tính, xuề xòa, giảng bài như nói chuyện chơi, lúc nào cũng cười đùa, dùng chữ bình dân dễ hiểu nhưng vẫn chứa nhiều kiến thức mới lạ, bổ ích. Thầy phụ trách môn Văn học miền Nam. Ở môn thầy có khá nhiều sinh viên được điểm trên trung bình.
- Thầy Thuần Phong: Phụ trách môn văn chương bình dân (ca dao, tục ngữ…).
Niên khóa này, tôi lại may mắn đậu luôn cả 2 chứng chỉ ở ngay kỳ đầu, trước sự ngỡ ngàng của bạn bè.
Qua niên khóa 65-66, tôi ghi danh học chứng chỉ Hán văn và Ngữ học Việt Nam.
1.Hán văn: Đa số các vị giáo sư dạy môn này đều có tuổi:
- Thầy Phạm Lương Hàn: Tóc bạc phơ, thầy dạy các tác phẩm chữ Hán (các bài phú, từ, ký, thơ, tản văn…) của các nhà văn Trung Hoa như Tô Đông Pha, Hàn Dũ, Lý Bạch, Đào Tiềm… Mỗi năm, thầy dạy khoảng 30 bài nhưng cuối năm, thầy hạn chế chỉ còn khoảng 10 bài ôn tập. Bởi thế những người không chuyên như tôi cần phải liên lạc với các bạn Văn khoa để biết những chi tiết cần thiết, thế nhưng không phải lúc nào cũng gặp được người tốt bụng chỉ vẻ tận tình. Có 1 số người bạn của tôi, vì hỏi nhầm người nên thay vì học 8 bài theo đúng đề cương thì phải học đến 15 bài. Còn tôi thì khá may mắn khi gặp được các nữ sinh viên rất nhiệt tình giúp đỡ nên không mấy khó khăn trong việc nắm được bài vở để ôn tập.
- Thầy Hàn tính tình rất thật thà nên sinh viên chúng tôi thường lợi dụng để hỏi các chữ khó. Hồi ấy, đề thì được quay Rô-nê-ô rồi phát cho thí sinh, do đó có vài chữ rất mờ, phải hỏi lại các giáo sư. Nếu hỏi thầy Đoàn Khoách hoặc Nguyễn Văn Dương thì thầy sẽ viết lại các chữ ấy trên bảng 1 cách rõ ràng hơn rồi im lặng, khiến chúng tôi càng thêm ngơ ngác. Còn thầy Hàn thì vừa viết lại vừa đọc âm và giảng nghĩa luôn chữ đó: chẳng hạn chữ “Viên” nghĩa là tròn. Vì vậy, hễ chữ nào không biết, thì sinh viên lại cầu cứu và bảo chữ mờ. Có lần thầy phải bực tức la lên: “Chữ nào cũng mờ hết, thế là nghĩa làm sao? Thôi, không được hỏi nữa, lo làm đi, không chịu học, cứ kêu van mờ mãi.” Nói thế, nhưng thầy vẫn đọc âm và giảng nghĩa như thường, nhờ vậy những khó khăn ban đầu, chúng tôi vượt qua dễ dàng và anh nào cũng đạt điểm khá cao. Nghĩ lại thật vui!
- Linh mục Nguyễn Văn Thích: Nhà giáo tận tụy, yêu nghề, hăng say với công việc, chấn hưng Cổ học. Đề thi của linh mục chẳng có gì khó chỉ quanh quẩn trong mười bài mà linh mục đã giảng đi giảng lại trong lớp, sinh viên chỉ cần học thuộc lòng và chép lại. Đơn giản có thế, nhưng cũng có sinh viên hỏng vì họ chép sai, chữ nọ lộn chữ kia, thiếu nét v..v..
- Thầy Hồ Đắc Định: Thầy cho học những bài thơ ngắn rồi đặt các câu hỏi để trả lời (lẽ dĩ nhiên bằng chữ Hán). Sức học của sinh viên làm sao viết 1 đoạn văn chữ Hán cho được, nên tốt hơn hết là học thuộc lòng các câu trả lời của thầy và cứ thế mà chép lại trong bài thi. Mỗi năm, thầy cho học chừng 15 bài thơ và 30 câu trả lời. Sinh viên trang bị chừng ấy là đủ có điểm cao ở môn thi thầy Định, có điều là phải chép cho đúng mặt chữ, nếu sai thì đừng hòng thi đỗ.
- Cô Khưu Thị Huệ: Đặc biệt, từ niên khóa 65-66, chứng chỉ Hán văn có mở thêm môn Bạch Thoại (dạy đàm thoại, giao tiếp và các bài văn hiện đại), trường mời cô Khưu Thị Huệ ở Sài Gòn ra giảng dạy. Mỗi lần, cô dạy chừng 20 giờ liên tục. Dáng người cô cân đối, mắt đen, tròn xoe, khoảng 30 tuổi, vô cùng xinh đẹp khiến học trò phải nhìn ngắm mê mải. Các nữ giáo sư Đại học không có mấy người đẹp (trừ cô Trương Tuyết Anh mà Bảo Cự say mê nhưng so với cô Huệ thì chẳng sánh bằng), bởi thế sự xuất hiện của giai nhân như cô Huệ đã làm xôn xao dư luận. Sinh viên các ban khác cũng kiếm cớ đi ngang nhìn ngắm khiến anh em chúng tôi rất hãnh diện.
Giờ ta chơi, chúng tôi bao vây để hỏi cái này, cái khác, không muốn rời xa. Người có chuyện lên hỏi đã đành, người không có vệc gì cũng xớ rớ đứng bên để nhìn ngắm. Cô luôn miệng hỏi: “Nị wan sơ mo? (anh hỏi cái gì?)”. Có anh lúng túng đỏ mặt trả lời: “Pu sư (không có gì hết)” nhưng cũng không chịu rời bàn giáo sư. Nghĩ lại thật vui!
2. Chứng chỉ Ngữ học Việt Nam:
Ở môn học này , tôi học với các vị sau:
- Thầy Huỳnh Đình Tế: Một giáo sư vô cùng uyên bác, tài năng tuyệt vời, giỏi cả Anh, Pháp và Việt. Ở ban nào thầy dạy cũng hay, cũng khiến sinh viên vô cùng cảm phục. Bằng cấp của thầy rất nhiều: tiến sĩ, thạc sĩ của các trường Đại học danh tiếng của Mỹ, Pháp, Anh. Thầy là giáo sư cơ hữu của Huế và được Sài Gòn mời vào dạy. Thầy cũng thường đi dự các cuộc hội thảo quốc tế về ngôn ngữ học và đem lại niềm vinh dự cho giới trí thức Việt Nam. Thầy dạy chúng tôi Ngữ học nhập môn và Âm vị học, 2 môn khá khô khan và khó hiểu nhưng thầy giảng quá hay, quá rõ ràng nên chúng tôi thâu thái rất dễ dàng, thật tuyệt vời. Thầy là 1 trong những vị giáo sư mà tôi trọng nể nhất và chẳng bao giờ quên ơn. Sau 1975, thầy qua Mỹ sống với gia đình và mất cách đây khoảng 10 năm, tro cốt được người em đem về chôn cất tại Huế.
- Thầy Trương Văn Chình: Khoảng 60 tuổi, đẹp lão, đầu tóc bạc phơ. Thầy dạy ngữ pháp Việt Nam theo 1 hướng mới. Công trình biên kháo của thầy (cộng tác với Nguyễn Hiến Lê) rất có giá trị, được giới học giả hoan nghênh. Vài tháng, thầy từ Sài Gòn ra Huế dạy khoảng 20 giờ.
- Thầy Giản Chi Nguyễn Hữu Văn: Thầy người Bắc, tuổi ngoài 50, tướng vạm vỡ, tóc húi cao, phát biểu sang sảng, rõ ràng. Thầy qua đời năm 2005 ở Sài Gòn, thọ 102 tuổi. Thầy phụ trách môn Ngữ biến học (chữ Nôm). Các giờ thầy dạy, vì trùng với sư phạm nên tôi chẳng tham dự được, tuy thế, ở Sư phạm, tôi đã học liên tiếp 3 năm với thầy Lê Văn Hoàng (mỗi tuần 4 giờ) nên cũng có được 1 vốn liếng kha khá đủ để ứng thí.
Vào vấn đáp môn của thầy Văn, tôi bốc thăm trúng đề: “Cách chế tác chữ Nôm và viết 20 chữ Nôm mà anh biết”. Tôi trả lời song suốt, minh chứng đầy đủ, thầy khen giỏi. Đến phần viết 20 chữ Nôm, vì không biết thầy dạy ra sao nên tôi cứ viết theo những chữ đã học với thầy Hoàng mà như ta đã biết mỗi chữ nôm có nhiều cách viết khác nhau và cũng có nhiều cách đọc khác nhau. Tôi viết chừng nào thì sinh viên bên dưới bàn tán xôn xao chừng ấy vì khác với cách dạy của thầy Văn. Thầy phải giải thích: “Anh Tín viết đúng hết, 5 chữ khác với những gì tôi dạy là vì tôi dạy theo tự điển Génibrel còn anh Tín lại viết theo truyện Kiều ( thật sự tôi chỉ theo thầy Hoàng chứ chẳng biết lấy ở đâu), còn 10 chữ mới là do anh nghiên cứu, tìm tòi thêm, chỉ có 5 chữ là giống của tôi.” Sau đó thầy cho tôi 15/20 (một điểm số rất lớn) và khen ngợi tôi với các đồng nghiệp và học trò. Đúng là tôi gặp may, chứ tôi mà giỏi gì, so với anh bạn Huỳnh Châm thì thua xa.
Tinh thần giáo dục của thầy rất phóng khoáng, cởi mở: Trước sự thật rành rành là tôi thiếu chuyên cần, thế mà thầy vẫn khen ngợi, không bực tức, ghét bỏ. Thật đáng phục! Và nhờ vậy, năm 1967, khi vào Sài Gòn để tìm cách học lên cao vì hồi đó Văn Khoa Huế chỉ dạy ngang cử nhân, tôi đã tìm đến nhà thầy ở đường Hoàng Diệu vùng Khánh Hội để nhờ thầy giới thiệu với thầy Nghiêm Toản đỡ đầu làm Tiểu luận cao học. Thầy vui vẻ nhận lời và ân cần viết thư giới thiệu mà không hề đòi hỏi phong bì hay quà cáp gì. Thầy Nghiêm Toản cũng vậy, tất cả đều làm theo đúng lương tâm và đạo đức nghề nghiệp. Nghề giáo đúng là nghề thanh cao, trong sạch!
Niên khóa 65-66 này, tôi cũng đậu luôn cả 2 chứng chỉ ngay kỳ đầu. Thế là tôi đã hoàn thành cử nhân trong vòng 3 năm trong khi ở Sư Phạm tôi còn phải học thêm 1 năm nữa mới tốt nghiệp (anh Trần Duy Phiên cũng giống như tôi), vì vậy năm cuối ở Sư Phạm tôi chỉ học các môn nghiệp vụ mà thôi, rất thong dong. Tôi chẳng ghi danh học thêm 1 chứng chỉ nào cả mà lang thang tham dự chỗ này 1 ít, chỗ khác 1 ít. Tôi có học Anh văn với bà Huỳnh cùng Bảo Cự nữa và cảm nhận được tâm tình của bạn.
Bây giờ, đã gần 50 năm trôi qua, nhìn lại quãng thời gian 63-67, tôi nhận thấy:
1.Sống trong thời ly loạn, sinh viên đều có ý thức xã hội rất cao. Mọi người mong muốn làm 1 cái gì đó để đem lại thanh bình, hạnh phúc cho xứ sở, họ hạ bệ người này, ửng hộ người khác, xuống đường rồi đả đảo, hoan hô, có khi họ lại mơ mộng làm tổng thống để trổ tài kinh bang tế thế, loay hoay tìm kiếm 1 lối thoát trong hoàn cảnh bế tắc. Có người tìm được lý tưởng để noi theo, 1 số khác ôm mộng rồi vỡ mộng.
2.Sinh viên tranh đấu không phải là những người học dốt, bất tài, trái lại có nhiều người rất giỏi … Khi tranh đấu, họ là người hăng say, nhưng lúc trở lại giảng đường họ lại là những sinh viên xuất sắc,đạt được nhiều thành tích khả quan trong việc học tập.
3.Các giáo sư Đại học là những người rất công tâm, không biết nhận quà cáp, thương yêu sinh viên, lại có tấm lòng rộng mở (trường hợp Bảo Cự dám viết thư tỏ tình với cô giáo, vợ khoa trưởng, vậy mà họ vẫn chấm đậu cao). Còn tôi, thiếu chuyên cần nhưng trả lời trôi chảy, vẫn được thầy Văn khen ngợi, lại còn khám phá những ưu diểm mà tôi không nghĩ rằng mình có.
4.Trừ chứng chỉ Hán văn, chúng tôi phải học thuộc lòng, còn các chứng chỉ khác, giáo sư đều khuyến khích óc sáng tạo, không hoàn toàn lệ thuộc vào bài giảng của thầy. Bởi thế chúng tôi phải đọc sách ngoài thật nhiều rồi vận dụng vào bài làm mới mong có điểm cao. Vì thế, tình trạng học bài như vẹt rồi trả lại y nguyên không bao giờ xảy ra. Sinh viên nói chung đều ham đọc sách, ham nghiên cứu, đây là 1 ưu điểm trong việc giáo dục thời ấy. Chính vì lẽ đó nên mãi đến bây giờ, dù đã bước vào tuổi thất thập nhưng anh em chúng tôi vẫn chẳng ai chịu rời quyển sách, học, học nữa và học mãi.
Trên đây là vài nét phác họa sơ lược về quãng đời học hành của thế hệ chúng tôi cùng vài kỷ niệm thời trai trẻ, nếu có gì sai sót, xin các bạn đồng trang lứa bổ khuyết cho để lớp người sau được biết có 1 thời ông cha họ đã sống như thế. Xin cảm ơn!





Hồi ức về trường Đại Học Sư Phạm
Năm 1963, sau khi tốt nghiệp Tú tài II (tú tài toàn phần ban C), tôi chọn thi vào trường Đại Học Sư Phạm ban Việt Hán. Hồi ấy, Sư Phạm rất có giá trị và được trọng nể (khác với bây giờ) vì vào học ở đó, sinh viên có rất nhiều quyền lợi:
- Toàn bộ sinh viên được hưởng học bổng suốt 4 năm học (kể cả những người ở lại lớp 1 năm), mỗi tháng được lãnh 1500 đồng đủ để chi tiêu sung túc vì hồi đó vàng 700 đồng/chỉ.
- Khi ra trường được bổ dụng ngay làm giáo sư đệ nhị cấp chánh ngạch (nghĩa là vào biên chế ngay). Với quy chế này, nếu mình có bị gọi nhập ngũ thì cũng được hưởng lương giáo sư nhiều gấp 2 lần lương chuẩn úy (hồi 1967, lương chuẩn úy khoảng 4000 đồng chỉ số 250, trong khi lương giáo sư đệ nhị cấp được 8000 đồng chỉ số 470).
Bởi thế rất nhiều người nộp đơn dự thi Sư Phạm. Ban của tôi có hơn 100 người thi và lấy đỗ 22 người. Thí sinh phải qua 2 kỳ thi: viết và vấn đáp.
Kỳ thi viết diễn ra ở giảng đường C (rạp hát Morin cũ, sức chứa khoảng 250 người) và trải qua 3 môn: Giảng văn, Văn học Sử và Pháp văn. Thi xong độ 1 tuần thì có bảng để vào vấn đáp. Ở phần thi này, chúng tôi chịu sự sát hạch của 3 vị giáo sư: thầy Lê Hữu Mục, thầy Đoàn Khoách và 1 vị nữa mà tôi quên tên. Họ hỏi đủ vấn đề về văn học Việt Nam, đủ tác giả, chẳng giới hạn ở 1 chương trình nào. Mỗi thí sinh trả lời khoảng 30 phút và đều cảm thấy hoang mang, lo lắng vì thấy mình trả lời ít song suốt, nhiều sai sót. Nhưng rồi cuối cùng tôi cũng đỗ khá cao: thứ 7/22.
Khóa chúng tôi là khóa đầu tiên học 4 năm (trước đó chỉ học 3 năm) mang tên là: Dự bị Sư Phạm, Năm 1, Năm 2, Năm 3. Sau này, danh xưng có thay đổi nhưng đại khái cũng học 4 năm. Năm dự bị chúng tôi học với các vị sau: thầy Lê Hữu Mục (người Bắc, to, cao,phát biểu hùng hồn) thầy phụ trách Văn học Việt Nam và chữ Nôm; thầy Đoàn Khoách dạy lý luận Văn học và chữ Hán; thầy Phạm Lương Hàn dạy tác phẩm Hán văn; thầy Pierre Đỗ Đình dạy Triết học Trung Hoa; thầy Lê Khắc Phò dạy tác phẩm Pháp văn; thầy Bonzon dạy phân tích văn phạm.
Lần đầu tiên tiếp xúc với chữ Nôm, chúng tôi rất bỡ ngỡ mà thầy Mục lại nghiêm khắc khiến chúng tôi lao đao, vất vả. Sau biến cố 11/1963, vì lý do chính trị, thầy Mục bị thuyên chuyển đi nơi khác, thay thế vào đó là thầy Lê Văn Hoàng. Thầy tuy không có bằng cấp cao nhưng lại rất giỏi chữ Nôm và từng làm việc ở Nam Triều, giữ việc lưu giữ công văn ở văn phòng Bảo Đại nên thường kể cho chúng tôi nghe những việc trong Đại Nội, khá lý thú. Thầy rất uyên bác nhưng lại rất hiền, tận tình, thương yêu, giúp đỡ sinh viên. Những anh làm luận văn tốt nghiệp đều lên nhà thầy ở Cái Vạn để nhờ chỉ giáo về các tư liệu chữ Hán.
Lớpdự bị của tôi có 22 người trúng tuyển nhưng chỉ có 18 người theo học, chẳng hiểu vì lý do gì. Sau 1 năm dùi mài kinh sử, khi thi lên lớp chỉ có 13 người được trúng tuyển, còn 5 người bị ở lại. Vì con số 13 này mà lớp tôi bị nhiều xui xẻo. Đầu tiên là anh Trần Đình Vĩ, trong 1 chuyến đi chơi với bạn bè đã bị chết đuối ở Thuận An năm 1966. Thế là còn 12 người tốt nghiệp ra trường năm 1967. Kế đó là anh Phạm Sửu chết vì tai nạn xe hơi năm 1972 trên con đường chạy từ Quảng Trị vào Huế. Tiếp theo anh Nguyễn Văn Tư chết khoảng năm 1981 vì lao tâm, lao lực. Rồi anh Hùynh Châm, một chuyên gia về Hán Nôm cũng qua đời vì bạo bệnh năm 1985. Như thế hiện giờ khóa tôi chỉ còn 9 người, trong đó có 2 nhà văn rất nổi tiếng là Trần Duy Phiên (hiện sống ở Sài Gòn) và Tiêu Dao Bảo Cự (hiện sống ở Đà Lạt).
Anh Nguyễn Đắc Xuân học trên tôi 1 lớp nhưng vì ở lại nên học cùng chúng tôi. Nhà trường cho phép anh chỉ học các môn nghiệp vụ sư phạm , và làm luận văn để tốt nghiệp dưới sự bảo trợ của thầy Lê Hữu Khải, một nhà nghiên cứu kịch nghệ tài năng. Vì tham gia tích cực vào vụ biến động miền Trung năm 1966 và sau đó bị chính quyền Saigon truy nã gắt gao nên anh phải thoát ly và không nhận được bằng tốt nghiệp. Anh chọn đề tài Hát bội, công trình nghiên cứu rất công phu, được thầy Khải khen ngợi, anh em chúng tôi tán thưởng và sắp sửa đưa ra trình bày trước hội đồng khoa thì xảy ra biến cố 1966. Anh tuy học 1 lớp nhưng lớn hơn tôi đến 6 tuổi và chúng tôi xem như bậc đàn anh. Khi đi thực tập, chúng tôi đôi lúc lo lắng vụng về, lúng túng trong lúc anh chững chạc, tự tin, hùng hồn, hoạt bát. Hiện giờ anh viết rất nhiều sách nghiên cứu về Huế rất có giá trị.
Năm 1963 về trước, Văn Khoa, Sư Phạm, Khoa Học đều học ở Morin, dùng chung giảng đường C, nơi phát xuất nhiều cuộc hội thảo xuống đường của sinh viên Huế vì địa điểm thuận lợi, phòng ốc rộng rãi.
Qua niên khóa sau (1964-1965), trường Sư Phạm không còn ở Morin nữa mà dời qua địa điểm Đại học Sư Phạm ngày nay. Trường chỉ có 2 khối nhà lầu: 1 khối dành cho sinh viên Sư Phạm (lúc đó tổng cộng khoảng hơn 150 người), 1 khối dành cho Trung học Kiểu mẫu (mới mở lớp đệ thất, đệ lục tức là lớp 6, lớp 7 có khoảng 100 học sinh). Lớp Việt Hán của tôi gồm 13 người, học trong 1 phòng rộng có sức chứa khoảng 100 người nên cảm thấy rất trống trải. Các ban khác cũng ít ỏi như thế. Tổng cộng số sinh viên tốt nghiệp năm 1967 của khóa tôi chỉ có 61 người bao gồm cả 5 ban.
Cũng như các trường Đại Học khác ở Huế, những giáo sư giảng dạy ở Sư Phạm bao gồm giáo sư cơ hữu và giáo sư thỉnh giảng (mời ở Sài Gòn về). Tôi còn nhớ tên các vị sau:
I> Giáo sư cơ hữu:
1/ Linh mục Nguyễn Văn Thích: vị thầy đáng kính, tâm huyết với giáo dục đã để lại cho thế hệ sinh viên chúng tôi nhiều ấn tượng đẹp. Linh mục rất tôn sùng đạo Khổng, tán dương chữ Thành, chữ Trung (trong Trung Dung). Linh mục là 1 trong những vị giáo sư cơ hữu ở Huế có uy tín trên toàn quốc và được Văn Khoa Sài Gòn mời vào giảng dạy. Bao nhiêu tiền kiếm được linh mục dành cho việc in sách phổ biến tư tưởng Nho giáo và văn hóa ViệtNam (ca dao). Tác phẩm của linh mục có đến 20 quyển, lần nào mang đến lớp nói là để bán cho sinh viên nhưng chẳng thấy ai trả tiền, người nào cũng xin mắc nợ rồi quên luôn. Bởi thế tuy dạy nhiều nơi,và gần 50 năm đứng trên bục giảng nhưng tài sản của linh mục chẳng có gì, cuộc sống hết sức đạm bạc. Vào thập niên 60, linh mục hơn 70 tuổi nhưng còn mạnh khỏe, tuy dáng người gầy gò, có vẻ ốm yếu. Linh mục ở trong khuôn viên trường Bình Linh (gần ga Huế) và đi xích lô về Sư Phạm dạy học. Có lần linh mục sắm 1 chiếc xe đạp để đi dạy, sinh viên đem đi thu giấu làm linh mục rất bực mình. Sau đó, chẳng biết có phải vì lý do ấy hay không mà chẳng thấy linh mục đi xe đạp nữa.
Năm 1965,Linh mục sưu tầm 300 câu ca dao Vn và in ra phổ biên,(cho không sinh viên). Ngày nào linh mục cũng tấm tăt:Xưa kinh Thi có 300 câu ,nay mình cũng có 300 câu,sao khéo là hay! Tôi thưa với linh mục :Thưa cha ,bởi vì cha cố ý chỉ tìm 300 câu thôi ,chứ nếu sưu tầm nữa thì có thể 400, 500 câu ,đâu có giống Kinh Thi . Linh mục chống chế: Không phải thế đâu , tự nhiên khi đó mình cụt vần,muốn sưu tầm nữa cũng không được
Linh mục là người rất nệ cổ, thích Tống Nho,ủng hộ thuyết Tân dân của Chu Hy, công kích thuyết Thân Dân của Vương Dương Minh. Linh mục viết nhiều bài để chứng minh Tân dân là đúng ,là hay còn Thân dân là sai ,là dở. Hễ khám phá được điều gì mới là linh mục đi từ lớp này qua lớp khác để phổ biến tư tưởng của mình. Năm đầu tiên linh mục phổ biến 12 điều cương yếu của sách Trung Dung. Năm sau phổ biến chữ Thành và bảo có Thành là có tất cả: Thành dã, Thiên chi đạo dã, Thành chi dã, nhân chi đạo dã (thành là đạo của trời, trở nên thành là đạo của người). Vào lớp, linh mục thường cầm viên phấn vẽ lên bảng hình tròn xoắn ốc với chữ Thành ở giữa chung quanh là Chân, Thiện, Mỹ. Bài đó linh mục giảng đi giảng lại nhiều lần rồi ra thi cũng đề tài ấy. Linh mục là vị thầy mà tôi cảm phục nhất. Linh mục qua đời năm 1978 ở Huế.
2/ Thầy Pierre Đỗ Đình: thầy là một nhà văn, một học giả kỳ cựu, thập niên 30 đã có sách in. Thầy ở Pháp hơn 20 năm viết báo Pháp, sau, theo lời mời của linh mục Cao Văn Luận thầy về Huế giảng dạy. Năm 1963, mặc dầu đã 55 tuổi nhưng thầy vẫn còn độc thân và sống với mẹ già ở cư xá Đại Học gần ga Huế. Thầy dạy chúng tôi môn Nho giáo (Khổng Tử, Mạnh Tử…). Sau 1965, có lẽ vì bất đồng chính kiến nên thầy vào Sài Gòn làm báo chữ Anh, chữ Pháp. Bạn của thầy là các nhà văn Pháp nổi danh, thường liên lạc với thầy luôn. Thầy qua đời năm 1970 ở Sài Gòn.
3/ Thầy Lê Tuyên: Thây vừa làm Giám đốc học vụ Văn Khoa của Đại học Sư Phạm, chịu trách nhiệm tổng quát các ban Việt Hán, Pháp văn, Anh văn,Sử Địa;vừa dạy chúng tôi văn học Việt Nam và Giảng văn. Vào lớp, thầy giảng thao thao bất tuyệt, thầy chủ trương đưa triết lý vào văn học, dùng những chữ cầu kỳ như: Chinh phụ ngâm và tâm thức lãng mạn của kẻ lưu đày. Bài giảng của thầy rất khó hiểu nên sinh viên nào cũng sợ, cũng ngán. Hai môn dạy của thầy tổng cộng hệ số 5, chiếm 1 phần rất quan trọng trong việc trúng tuyển. Bởi thế qua được cửa ải của thầy kể như thành công. Ở lại hay lên lớp đều do thầy quyết định vì các môn khác chỉ hệ số 1 hoặc 2 là nhiều. Ngoài trường Sư phạm, thầy còn phụ trách giảng dạy ở chứng chỉ Văn chương VN của Đại học văn khoa và cũng là một trở ngại rất lớn cho các sinh viên ban Việt văn, Pháp văn và Anh văn nếu họ muốn có bằng cử nhân Giáo khoa (có nhiều quyền lợi hơn cử nhân tự do). Theo qui định, ở 3 ban này, phải đậu. Chứng chỉ văn chương VN, mới đựoc gọi là cử nhân Giáo Khoa, bởi thế một số người tuy có nhiều chứng chỉ hơn qui định (Chứng chỉ Dự bị Văn khoa + 4 chứng chỉ khác), họ vẫn không được cấp bằng cử nhân giáo khoa. vì không qua đựoc cửa ải của thầy Lê Tuyên. Nghĩ cũng tội, anh em Việt văn chúng tôi mà còn cảm thầy bù đầu với các bài giảng của thầy, thế thì các bạn Phàp văn, Anh văn chịu làm sao thấu? Sau năm 1965 thầy không còn dạy ở Huế nữa nên số ngừoi đỗ Chứng Chỉ Văn chương Vn tăng lên khá nhiều (khoảng 50%) trong khi lúc còn thầy tỉ lệ chỉ vào khoảng 20%. Thầy hiện giờ ở Mỹ.
II> Các vị giáo sư thỉnh giảng mời từ Sài Gòn ra:
1/ Thầy Lê Hữu Mục: trước năm 1963, thầy là giáo sư cơ hữu của Đại Học Huế. Sau 1963, vì lý do chính trị (người ta buộc tội thầy là Cần Lao, thân tổng thống Ngô Đình Diệm) nên thầy phải rời xa Huế vào Sài Gòn. Qua năm 1965, tình hình lắng dịu, người ta lại mời thầy về dạy.
Thầy dạy chúng tôi văn học Lý, Trần. Tuy theo Công giáo, nhưng thầy rất rành về triết lý nhà Phật. Sau khi dạy chúng tôi xong, thầy thường đi bộ qua nhà sách Liễu Quán ở đường Phan Đăng Lưu ngày nay để mua sách Phật vì tiệm này có nhiều sách quý, hiếm mà Sài Gòn không có. Các tác giả Lý, Trần đều là các vị thiền sư nên muốn hiểu được tác phẩm của họ chúng tôi phải nghiên cứu Phật giáo. Thầy bắt chúng tôi mỗi người phải làm một tiểu luận về Kinh Phật và tôi được chỉ định nghiên cứu về Kinh Lăng Nghiêm. Do đó, tôi mới tìm sách Phật để đọc và thâu thập được 1 số kiến thức bổ ích cho cuộc sống, hiểu được thế nào là nhân quả, luân hồi, tứ diệu đề, bát nhã, chân như, vô minh, Ba La Mật, Đáo bỉ ngạn… Đây là lần đầu tiên tôi mở rộng tầm hiểu biết về tôn giáo mà trước đó tôi chỉ biết tuân theo như 1 thói quen, bắt chước má tôi ăn chay, đi chùa, niệm Phật thế thôi. Càng tìm hiểu tôi càng thấy hết sự thâm thúy của đạo Phật và lý do vì sao trải qua hơn 2500 năm, đạo Phật vẫn tồn tại và không ngừng phát triển.
2/ Thầy Nguyễn Hoạt: Thầy là nhà báo uyên thâm, phụ trách mục Nói Hay Đừng, bàn về văn hóa, thời sự trên nhật báo Tự Do với bút danh là Hiếu Chân. Thầy người Bắc, dáng người dong dỏng cao, nói năng lưu loát, kiến thức sâu rộng. Thầy dạy chúng tôi các tác phẩm chữ Hán do người Việt viết.
3/ Thầy Vũ Khắc Khoan: Thầy là nhà văn nổi tiếng từ cuối thập niên 1940. Vở kịch Thành Cát Tư Hãn của thầy rất được nhiều người biết đến và gây tiếng vang trên văn đàn. Dáng người thầy oai vệ, thấp đậm, luôn mặc veston cravate chỉnh tề, thầy giảng bài hấp dẫn đề cập đến nhiều vấn đề văn hóa ngòai chương trình học. Cứ khoảng 2 tháng thầy ra Huế 1 lần, dạy liên tục từ chiều thứ năm đến chiều thứ bảy, tổng cộng khoảng 20 tiết (thời đó gọi là giờ). Sáng chủ nhật thầy vào lại Sài Gòn. Cứ mỗi lần như vậy chúng tôi ghi chép gần hết quyển vở 100 trang. Thầy phụ trách môn tiểu thuyết hiện đại.
4/ Thầy Trương Văn Chình: Tuổi thầy ngoài 60, tóc bạc phơ, dáng oai phong, đẹp lão. Thầy phụ trách môn Ngữ pháp Việt Nam dưới 1 cái nhìn hoàn toàn mới mẻ, khác lạ. Ở Trung học, chúng tôi học theo sách văn phạm của Trần Trọng Kim với cách phân loại từ ngữ như của người Pháp: danh từ, động từ, tính từ… Bây giờ học với thầy, đổi khác cả: thể từ, trạng từ…. với các chức vụ: chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, định ngữ… rất mới mẻ.
Thầy và học giả Nguyễn Hiến Lê soạn thảo quyển Ngữ pháp Việt Nam rất có giá trị, được nhiều người thán phục.

Trên đây là các vị giáo sư đã để lại trong lòng tôi những kỷ niệm khó quên và mỗi lần nhớ đến tôi không khỏi bồi hồi cảm xúc. Tôi mong được quay lại 50 năm về trước để một lần nữa sống trong những tháng ngày vui vẻ, hồn nhiên của tuổi thanh niên.



TCo
TCo

Tổng số bài gửi : 1140
Points : 6294
Reputation : 5
Join date : 05/06/2010

Về Đầu Trang Go down

Thầy Tín về thăm Tuy Hòa Empty Re: Thầy Tín về thăm Tuy Hòa

Bài gửi by H.tuyet Fri Nov 09, 2012 2:18 pm

Cam on bai viet cua Thay.Qua do chung em hieu duoc phan nao ve cuoc song va suy nghi cua Thay khi lan dau tien dat chan len xu Nau que em.

 Ti co oi! co the coi day la bai viet mo dau cho muc Mung ngay Nha Giao VN duoc hong Ti co ?Thầy Tín về thăm Tuy Hòa 870985

H.tuyet
Khách viếng thăm


Về Đầu Trang Go down

Thầy Tín về thăm Tuy Hòa Empty Re: Thầy Tín về thăm Tuy Hòa

Bài gửi by HX77 Sat Nov 10, 2012 10:25 am

Tuyết ơi! Cuội cũng nhất trí đó.
Ngày 20/11 sắp đến rồi hén

HX77
Khách viếng thăm


Về Đầu Trang Go down

Thầy Tín về thăm Tuy Hòa Empty Re: Thầy Tín về thăm Tuy Hòa

Bài gửi by xuanmai Mon Nov 12, 2012 9:04 am

Thầy Tín về thăm Tuy Hòa 166985:flower:cám ơn thầy đã nhớ về học trò của mình, tụi em lúc nào cũng nhớ về thầy cô của mình ngày nào .kỉ niệm lúc nào cũng rực rở , huy hoàng dù kỉ niệm đó có buồn đau cũng đẹp thầy , cô a , nhân ngày 20 -11 chúng em kính chúc thầy , cô luôn mạnh khoẻ , an vui bên đàn con , cháu.Em lên lớp rồi ạ, đã hết giờ giải lao.Thầy Tín về thăm Tuy Hòa 870985Thầy Tín về thăm Tuy Hòa 240502

xuanmai

Tổng số bài gửi : 166
Points : 4873
Reputation : 0
Join date : 23/06/2011

Về Đầu Trang Go down

Thầy Tín về thăm Tuy Hòa Empty Re: Thầy Tín về thăm Tuy Hòa

Bài gửi by Cu?i. Mon Nov 12, 2012 12:32 pm

Thầy về có mấy ngày thăm lại Tuy hòa bé nhỏ, đọc bài Thầy viết thật xúc động và thấy lòng nao nao vì càng nhớ nhiều đến các Thầy cô cũ ngày ấy....Hôm ở nhà Hồng Nam bạn nào cũng nhắc đến Thầy và nói " Không ngờ Thầy vẫn còn trẻ sống hòa đồng với tụi mình nên gặp gỡ nói chuyện với Thầy thật là cởi mở và thân thiện". Thầy gọi điện thoại ...thế là cả bọn đứa nào cũng vồ lấy điện thoại để nói với Thầy vài câu.
Lúc đó Xuân Mai nói gì với thầy mà giọng trầm bỗng thế hả X.Mai? hihihihihihi
santa

Cu?i.
Khách viếng thăm


Về Đầu Trang Go down

Thầy Tín về thăm Tuy Hòa Empty Re: Thầy Tín về thăm Tuy Hòa

Bài gửi by xi trum Tue Nov 13, 2012 7:27 am

Cảm ơn Tí Cô, Tí Ti đã tường thuật kèm hình ảnh chuyến đi của Thầy.
Chúc Thầy Ngày nhà giáo VN tràn ngập niềm vui.

Thầy Tín về thăm Tuy Hòa Lan
xi trum
xi trum

Tổng số bài gửi : 1205
Points : 6364
Reputation : 2
Join date : 08/06/2010

Về Đầu Trang Go down

Thầy Tín về thăm Tuy Hòa Empty Re: Thầy Tín về thăm Tuy Hòa

Bài gửi by HX77 Tue Nov 13, 2012 6:46 pm

Trí nhớ của Thầy thật là tốt, Thầy về có mấy ngày mà nhớ tên từng đứa học trò ngày xưa. Thầy còn nhắc cả bạn vắng mặt nữa .
Bài Thầy viết còn nhiều mà Thầy chưa duyệt nên chưa dám dán tiếp lên đây.

HX77
Khách viếng thăm


Về Đầu Trang Go down

Thầy Tín về thăm Tuy Hòa Empty Re: Thầy Tín về thăm Tuy Hòa

Bài gửi by VA Mon Dec 03, 2012 1:53 pm

  Mình là ...dân 78, lạc vào 77, thấy hình Thầy Tín, nhớ ghê thời đi học...

VA
Khách viếng thăm


Về Đầu Trang Go down

Thầy Tín về thăm Tuy Hòa Empty Re: Thầy Tín về thăm Tuy Hòa

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này
 
Permissions in this forum:
Bạn được quyền trả lời bài viết