Nhóm Thân Hữu Nguyễn Huệ 1977 Tuy Hòa
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu
Một chút kỷ niệm thời con gái.. EmptyYesterday at 11:13 am by phambachieu

» Trang đường luật Phạm Bá Chiểu
Một chút kỷ niệm thời con gái.. EmptyThu Mar 11, 2021 8:18 pm by phambachieu

» Music Mix
Một chút kỷ niệm thời con gái.. EmptyFri Jul 03, 2020 8:40 pm by KBB

» Trần quang Lộc
Một chút kỷ niệm thời con gái.. EmptySat Jun 13, 2020 2:04 pm by KBB

» THƠ ĐỜI PHẠM BÁ CHIỂU
Một chút kỷ niệm thời con gái.. EmptyMon May 18, 2020 6:14 am by phambachieu

» THƠ NGỤ NGÔN PHẠM BÁ CHIỂU
Một chút kỷ niệm thời con gái.. EmptyMon May 18, 2020 6:12 am by phambachieu

» POP music
Một chút kỷ niệm thời con gái.. EmptySun Dec 16, 2018 11:26 pm by KBB

» Tình Xuân..
Một chút kỷ niệm thời con gái.. EmptyWed Feb 07, 2018 8:10 pm by KBB

» SG đi miền Tây
Một chút kỷ niệm thời con gái.. EmptyThu Oct 05, 2017 8:09 am by KBB


Một chút kỷ niệm thời con gái..

Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này

Go down

Một chút kỷ niệm thời con gái.. Empty Một chút kỷ niệm thời con gái..

Bài gửi by Ti Dep Thu Aug 19, 2010 4:32 pm




Ngày Nàng cất bước theo chồng....xếp vào ngăn tủ chiếc áo hoa với bao mộng mơ tươi đẹp...Bỏ lại sau lưng khoảng trời hồn nhiên xanh thắm ngày tháng vô tư của tuổi học trò ... và Nàng đâu biết đã bỏ lại một trái tim nhức nhối ôm khối tình si...
Năm 1977 tốt nghiệp phổ thông xong ....Nàng nộp đơn thi vào Đại học sư phạm ..ước mơ trở thành cô giaó dạy văn đã từng theo Nàng trong suốt những năm tháng dài ngồi trên ghế nhà trường...Vậy đó mà mộng vở tan tành...thời đó ai chấp nhận cho một cô Nàng có cha đang học tập cải tạo được theo học ngành Sư phạm Văn Sử....Không có tên trong bảng vàng thật buồn...Nàng cùng Liên Phưong cô bạn cùng xóm... chiều nào cũng lang thang tìm việc làm...và nộp hồ sơ thi vào các trường trung cấp....nhớ có lần hai đứa lò dò đến rạp hát Đại Đồng nghe người ta đang tuyển diễn viên. ...Nhỏ Phưong xông xáo tham gia...Nàng thì quá nhát nên đành đứng ngoài xách giỏ cho con nhỏ ..Ôi vừa hát xong mấy câu vọng cổ con nhỏ đã đứt hơi...Hai đứa ra về cười ra nước mắt...buồn vui lẫn lộn....Ai có từng trong tâm trạng này thì mới hiểu được nỗi lòng của những chí sĩ thi rớt...
Hồi ấy giải phóng xong Cha đi học tập cải tạo...Mẹ với Chị phải hồi hương về quê...Nàng vẫn còn đi học cho nên được ở lại trọ học ở nhà người bà con trong hẻm 220 gần dốc cầu trương Minh Giảng ...Những tháng ngày ấy với Nàng quả thật buồn tênh và cô quạnh...Nếu không có Nhỏ Điệp mỗi đêm xách đàn thùng hát cho Nàng nghe những bài hát trử tình...Bay đi cánh chim biển...Ngọc Lan...Tình xa...Một cõi đi về... Khúc ban chiều...Dạ khúc...Có Phương Liên mỗi
buổi chiều lang thang tìm việc cùng Nàng..Tìm không ra việc thì hai đứa nhởn nha ghé vào...bò bía... khô bò ..Chùa Xá Lợi cho bớt muộn phiền..thì cuộc sống của Nàng lúc ấy chẳng biết sẽ ra sao...?
Trời không phụ lòng người một buổi tối Liên Phưong đến báo cho Nàng đã tìm được việc cho Nàng với Phương...Hai đứa làm thêm ban đêm cho một nhà In...Công việc xếp dán những cuốn lịch treo tường chuẩn bị cho mùa mới...Làm việc không bao lâu thì ở nhà In giới thiệu cho Phưong và Nàng Trường Kỹ thuật In đang mở khóa tuyển sinh ...Ngành chế bản In...thời gian học là Ba năm.. Trường đào tạo cho học sinh hệ trung cấp sau đó ra trường sẽ trở thành công nhân bậc ba và làm việc ở những nhà In lớn trong thành phố ....Nàng và Phương cùng nộp hồ sơ thi..lúc ấy Nàng cũng chẳng hy vọng gì bởi vì thời gian mới giải phóng học và làm việc ở các ngành văn hóa thông tin...phải xét lý lịch rất kỹ..Nàng chắc gì đậu để mà đi học...
Ngày Nàng nhận giấy báo trúng tuyển vào trường kỷ thuật In...Phương bạn Nàng cũng đậu vào trường Cao Đẳng Sư Phạm...thế là hai đứa lại chia hai ngã....Mai này Phương sẽ làm bạn với phấn trắng bảng đen...còn Nàng sẽ khoát lên người chiếc áo xanh công nhân nghe lạ lẫm thật đó....
Ngày đầu tiên đến học ở trường Kỷ thuật ...Nàng được xếp ngồi chung với cô bé có mái tóc dài chấm ngang lưng và đôi mắt thì đen láy... Bên trái Nàng là Tuyết Hồng cô bé có má lúm đồng tiền sâu trông rất duyên...sau này Nàng với Thảo và Hồng chơi chung với nhau suốt ba năm học... Ngày ấy tụi con trai trường In đặt cho Nàng và hai cô bạn biệt danh là.. Ba con Mèo trường In...Vì sao...? đến bây giờ Nàng cũng chẳng hiểu...có thể hình tượng của những chú mèo hiền hòa mà lại rất dễ thương...
Cuộc sống sinh viên thời bao cấp cũng lắm gian nan...Mỗi sáng để đến lớp Nàng phải đạp chiếc xe mini khoảng nữa giờ...nhờ vậy mà cặp giò của Nàng ngày càng chắc khỏe...đến lớp rồi chờ Thầy Cô lên lớp bụng dạ cứ kêu o o .....sau này mỗi buổi sáng trước giờ học sinh viên được phát mỗi người nữa ổ bánh mì ăn lót dạ...sinh viên trường In đa số đều có thân nhân hiện đang làm việc ở các nhà In trong thành phố...Thầy Cô dạy đa số đến từ miền Bắc một số rất ít Thầy cô dạy về Mỹ thuật thì là dân miền Nam...
Mỗi tháng Nàng được phát 16 kg lương thực trong đó gồm có gạo ...bo bo..bột mì...Cho bụng dạ được ấm no mà còn lo đèn sách...thêm vào đó vài chục đồng tiền học bổng của trường cũng đủ cho Nàng tiêu vặt không phải xin tiền Mẹ ở quê nhà....Biết Mẹ cực nhọc thay Cha lo cho gia đình và nuôi cha trong trại cải tạo...Nàng tiêu xài rất dè xẻn mong cho thời gian học qua nhanh để còn làm một việc gì đó giúp ích cho gia đình...
Chương trình học cũng khá nặng nề...ngoài môn học chính là kỷ thuật chế bản In...Nàng phải học thêm về hóa học...về kỷ thuật pha màu...Vẽ Mỹ thuật và kỷ thuật...Năm cuối cùng thực tập ở nhà máy In...Nàng còn phải học chụp ảnh trong phòng tối và sửa bản In...học cách sắp xếp để hình thành một trang báo...Trong các môn học có lẽ làm Nàng khó chịu nhất là môn vẽ kỷ thuật và Mỹ thuật...Nàng quả thật chẳng khéo tay chút nào cả...cái bình hoa vuông vức vào tay Nàng trở nên méo mó...cái chén xinh đẹp vào tay Nàng nó trở thành cái bát ô tô xấu xí...hoa hồng ..hoa cúc...Nàng vẽ một hồi trở thành những bông hoa dại bên rào...hic hic...Vậy đó mà Thầy lại dạy Nàng cái môn học khó ưa đó...
Năm ấy Thầy hơn Nàng gần mười tuổi..tốt nghiệp trường Mỹ thuật...Thầy không đi xuất cảnh vì còn mẹ già ...hiện tại Thầy là con trai độc nhất của gia đình...
Những giờ Vẽ Mỹ thuật của Thầy Nàng khổ sở gom rồi lại xóa có hôm rách cả tờ giấy trắng mà cũng chẳng ra một hình hài nào trên trang giấy..ghét môn học..làm Nàng chẳng chút cảm tình nào với Thầy....
Những năm 1979...1980.... Sau chiến tranh...Đất nước còn nhiều khó khăn về kinh tế lại còn phải chuẩn bị đối đầu với cuộc chiến tranh Trung Quốc...không khí chiến tranh cũng len lõi vào đến lớp học...Đoàn viên thanh niên được tập huấn những bài học hô hào chống ngoại xâm...những sinh viên người Hoa bị buộc thôi học..Nàng cũng sốt ruột vì không biết được tin tức của Cha...hình như Cha đã chuyển đến ở trại học tập khác sau lần Mẹ với Nàng được phép thăm cha gần biên giới tỉnh Tây Ninh..Nỗi âu lo làm Nàng u sầu...Nhưng vẫn phải dấu kín tận đáy lòng không dám bày tỏ cùng ai...?Nếu chiến tranh xảy ra lần nữa biết cha có được trở về sum họp cùng gia đình không...?
Một buổi chiều tháng năm Thầy đưa cả lớp đi vẽ ở vườn Tao đàn..Ngồi trên ghế đá nhìn buổi chiều dần buông những giọt nắng vàng mơ còn sót lại trên những tàn cây...Nàng bỗng nghe nỗi cô đơn tràn về..Nỗi nhớ nhà như quặn thắc trái tim Nàng...không biết giờ này Cha ở đâu ...? Mẹ với Chị đang làm gì...?nghĩ đến nỗi nhọc nhằn mà những người thân yêu của Nàng phải gánh chịu Nàng muốn òa khóc thật to nhưng nước mắt của Nàng lúc ấy đã ướt đẫm tâm hồn rồi Nàng không còn một giọt nào thắm ở viền mi...Nàng cắn nát cây bút chì mà chưa có một hình dáng nào trên trang vẽ...
Thầy đến bên Nàng chẳng hiểu từ bao giờ..
Sao Em không vẽ gì hết...
Nàng ngước nhìn thầy bằng đôi mắt vô cùng u uất rồi trả lời
Em không vẽ được gì cả...
Thầy không nói gì lẳng lặng ngồi xuống bên Nàng..phát họa trên tờ giấy vẽ một tàn cây với những chiếc lá xanh mượt mà... cái gốc cây già thân xù xì ...Nàng nhìn Thầy vẽ mà lòng đầy thán phục...bức vẽ thật sinh động dưới ngòi bút của Thầy...
Thầy vừa vẽ..vừa hỏi...?
sao buồn vậy Em...? có chuyện gì không...?
Nàng không trả lời Thầy mà hỏi lại
Sao biết Em buồn...
Nhìn đôi mắt Em kìa...Ai nhìn mà chẳng muốn buồn lây...
Kể từ hôm ấy..Thầy trở nên gần gũi với Nàng...Thấy giúp Nàng nhiều trong giờ vẽ Kỷ thuật và Mỹ thuật... Có những buổi chiều sau giờ học Thầy đưa Nàng cùng về nhà...đi bên Thầy con đường trứoc mặt bỗng gần hơn...có những buổi chiều tan học sớm...Thầy cùng Thảo Hồng hai nhỏ bạn thân của Nàng lang thang ăn chè đậu đỏ bánh lọt ở đường Tôn Thất Đạm...uống nước mía rồi ăn gỏi khô bò ở chùa Xá Lơi...Ăn kem Brodard ở đường Đồng Khởi..Chẳng hiểu Thầy đã như người Anh của Nàng tự bao giờ mà những chuyện vui buồn riêng tư Nàng đều muốn kể với Thầy...Còn Thầy thì lúc nào cũng dịu dàng chia xẻ cùng Nàng ngay cả những ước mơ quá đỗi trẻ con của Nàng...
Có những ngày Chủ nhật buồn hiu...Nàng chẳng biết phải làm gì cô độc một mình...Thầy thường đưa Nàng đi chơi ... hai chiếc xe đạp song song giữa phố chiều..trò chuyện rôm rả như hai người bạn không còn khoảng cách thầy trò lúc ấy...Thầy thích đưa Nàng đến nhà những người bạn học chung Mỹ thuật với Thầy để nghe họ chuyện trò bàn luận về tranh ảnh vẽ vời...cũng thú vị lắm mặc dù Nàng chẳng biết nhiều về hội họa..Khoảng thời gian có Thầy bên cạnh Nàng thấy lòng yên ổn và vui tươi nhiều...
Tụi con trai thấy Thầy thân thiết với ba con mèo của trường In chẳng hài lòng lắm..Tụi Nó chống Thầy ra mặt có lẽ vì sợ Thầy sẽ không công bằng trong việc dạy học mà cũng đúng đó thôi...Từ lúc có Thầy môn vẽ của Nàng ngày càng tệ hơn..Những bài vẽ đều có nét phát họa của Thầy...Nàng chỉ là người tô điểm lại thôi...
Thời gian trôi nhanh thật...Mới đó mà thắm thoát cũng gần ba năm rồi...Năm cuối cùng Nàng và các bạn về thực tập tại các nhà máy In trong thành phố...các môn học Thầy dạy cũng đã hoàn thành Thầy với Nàng cũng ít thời gian để có dịp gặp nhau...
Niềm vui rất lớn đến với gia đình Nàng là cha vừa trở về từ trại cải tạo...Nàng hòa chung nhịp vui với gia đình cho nên đôi lúc Nàng quên mất Thầy...Quên một nhân dáng luôn ở bên Nàng trông suốt khoảng thời gian trống vắng..
Ngày Nàng thi tốt nghiệp ra trường cũng là ngày đám hỏi của Nàng...Thầy rất bất ngờ khi nhận được tin này...Bản thân Nàng cũng còn bối rối khi nghe quyết định đám cưới vội vả từ gia đình...Nàng lấy chồng cho Cha đỡ lo và cho Mẹ bớt muộn phiền...
Đám cưới Nàng được tổ chức sáu tháng sau đó...Ngày đám cưới Thầy không đến dự chỉ đến thăm và gởi cho Nàng món quà cưới thật dễ thương...
Một năm sau là đám cưới của Thầy...Vợ Thầy là một trong những người bạn mà Thầy hay đưa Nàng đến chơi...Từ đó Thầy với Nàng không còn cơ hôi để gặp lại nhau..mỗi người một mảnh đời riêng với bao phiền muộn lo toan ngược xuôi với cơm áo gạo tiền...
Mùa xuân năm 1993...sáng mùng Ba tết Thầy bất ngờ đến thăm Nàng...Hai Thầy trò đã lâu không gặp nhau nên được dịp để nói bao nhiêu chuyện trên trời dưới biển...chuyện bè bạn bốn phương....Nàng không ngờ hôm đó là lần cuối Nàng gặp Thầy...một tuần sau Thầy phát bệnh ung thư đường huyết và qua đời vài tuần sau đó...nghe tin Thầy bệnh Thảo với Nàng vội vả vào bệnh viện với mong mỏi được gặp Thầy lần cuối...nhưng lúc ấy bệnh Thầy đã nặng bác sỹ buộc cách ly với người thân và bạn bè...
Nàng với Thảo viếng Thầy một buổi tối mùa Xuân buồn tẻ...chúc gì cho một người năm xuống..Nàng chỉ biết cầu xin cho Thầy ra đi cùng với một tâm hồn thanh thản...Nhìn vào di ảnh Thầy Nàng tự hỏi...Cuộc đời ngắn ngủi vậy sao Thầy...?
Trên đường về...câu nói của nhỏ Thảo vang vọng bên tai Nàng...ngày xưa nếu Nhỏ đám cưới với Thầy thì bây giờ là góa bụa rồi...
Mãi sau này một người bạn thân của Thầy kể lại Nàng nghe...ngày đám cưới của Nàng Thầy cuộn mình trong chăn nghe trái tim nhức nhối buồn cho mối tình si...Thầy đã chậm một bước để vụt bay mất tình yêu tinh khôi của mình.... còn Nàng thì mãi mãi Thầy vẫn là một người Anh đáng yêu mà ở bên Thầy Nàng cảm thấy rất đỗi bình yên...Nàng tin vào duyên phận...mà biết đâu được nếu đám cưới với Nàng Thầy sẽ không bỏ đi vội vàng như thế
Ti Dep
Ti Dep

Tổng số bài gửi : 1020
Points : 6193
Reputation : 4
Join date : 09/06/2010

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này
 
Permissions in this forum:
Bạn được quyền trả lời bài viết