Nhóm Thân Hữu Nguyễn Huệ 1977 Tuy Hòa
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu
Những giọng ca cây nhà lá vườn - Page 22 EmptyToday at 4:50 pm by phambachieu

» Trang đường luật Phạm Bá Chiểu
Những giọng ca cây nhà lá vườn - Page 22 EmptyThu Mar 11, 2021 8:18 pm by phambachieu

» Music Mix
Những giọng ca cây nhà lá vườn - Page 22 EmptyFri Jul 03, 2020 8:40 pm by KBB

» Trần quang Lộc
Những giọng ca cây nhà lá vườn - Page 22 EmptySat Jun 13, 2020 2:04 pm by KBB

» THƠ ĐỜI PHẠM BÁ CHIỂU
Những giọng ca cây nhà lá vườn - Page 22 EmptyMon May 18, 2020 6:14 am by phambachieu

» THƠ NGỤ NGÔN PHẠM BÁ CHIỂU
Những giọng ca cây nhà lá vườn - Page 22 EmptyMon May 18, 2020 6:12 am by phambachieu

» POP music
Những giọng ca cây nhà lá vườn - Page 22 EmptySun Dec 16, 2018 11:26 pm by KBB

» Tình Xuân..
Những giọng ca cây nhà lá vườn - Page 22 EmptyWed Feb 07, 2018 8:10 pm by KBB

» SG đi miền Tây
Những giọng ca cây nhà lá vườn - Page 22 EmptyThu Oct 05, 2017 8:09 am by KBB


Những giọng ca cây nhà lá vườn

+21
Bé Xíu
Ao Vang
Ngốc Xít
lehoainhan
xuanmai
phuong 4
Ao' Ti'm
mắt nâu
ngố
Pho Xua
bìm bịp
KBB
ti doi
Dr
Manh Tien
SLH
huongxua
Admin
Ti Dep
xi trum
TCo
25 posters

Trang 22 trong tổng số 22 trang Previous  1 ... 12 ... 20, 21, 22

Go down

Những giọng ca cây nhà lá vườn - Page 22 Empty Re: Những giọng ca cây nhà lá vườn

Bài gửi by Dr Mon Apr 21, 2014 8:30 am

Ngày nào cũng ra vô 4R, mà chẳng thấy một ai để lại dấu chân... 
Rạp hát buồn hiu hắt, không có khán giả, không có cà chua lẫn tiếng vỗ tay... chỉ mỗi một giọng ca già cỗi theo thời gian...

Thôi thì "hoài cảm" vậy...



http://yourlisten.com/gatuquan/hoaicamthsnv3



Những bài hát đầu tay của NS Cung Tiến giữa thập niên 50 của thế kỷ trước, tiêu biểu như Hoài Cảm - Thu Vàng - Hương Xưa - Nguyệt Cầm... từ khi xuất hiện cho đến nay đã hơn năm mươi năm, không lúc nào ngừng tỏa hương thơm. Một hương thơm dịu dàng, sâu kín. Nhạc Cung Tiến như hoa lá nhẹ nhàng đong đưa trong cơn gió thoảng trong một khu vườn ấn dấu nhưng có một sức sống bền bĩ, như mãi mãi với thời gian. Đó là một khu vườn âm nhạc Cung Tiến, một thế giới rất riêng của Cung Tiến.
Mặc cho thời gian trôi qua, nhạc Cung Tiến vẫn không lẫn với những dòng nhạc khác - nhạc "xưa" nhưng không "cũ' bao giờ. Nó chịu được sự thử thách của thời gian. Nghe nhạc Cung Tiến tôi thường nghĩ đến người thiếu nữ khuê các, đẹp dịu dàng, kín đáo sống ẩn dấu trong một khu vườn hẻo lánh nhưng luôn mang một niềm kiêu hãnh thầm kín về gia phong và nếp sống của mình.
Từ thuở còn đi học, tôi đã thích bài Hoài Cảm của Cung Tiến - ông đã sáng tác bài này từ năm 14 tuổi - Từng câu từng chữ đều đượm buồn… và giai điệu cùng ca từ của nó đã luôn song hành với cuộc đời tôi…
Bạn thử hát bài này, hát nho nhỏ thôi... và bạn sẽ thấy bạn hát trong tiếng nghẹn ngào... như muốn khóc mà không thể lệ rơi... Âm thanh như đọng trong buồng tim, muốn thoát ra khỏi lồng ngực với những lời da diết ngậm ngùi:
“Lòng cuồng điên vì nhớ… Ôi đâu người, đâu ân tình cũ?"... Thời gian tựa cánh chim bay, xa dần những tháng cùng ngày…”

Những giọng ca cây nhà lá vườn - Page 22 BiatruocHoaiCam
Những giọng ca cây nhà lá vườn - Page 22 Hoai%20cam%20Cung%20Tien
Dr
Dr

Tổng số bài gửi : 768
Points : 5904
Reputation : 3
Join date : 07/06/2010

Về Đầu Trang Go down

Những giọng ca cây nhà lá vườn - Page 22 Empty Re: Những giọng ca cây nhà lá vườn

Bài gửi by Cuội Mon Apr 21, 2014 9:06 am

Hâyyyyyyyyy
Cuội dzắng nhà chục ngày hổng ai dzô dọn dẹp nhà hết hén.
Cũng may còn nghe được Dr hát thật là tuyệt.
Cuội rất thích nghe và thích hát những nhạc phẩm của Cung Tiến, có lẽ do từ thủa còn bé tí ngày xa xưa đó Cuội đã có những kỉ niệm về nó từ các chị của Cuội a.
Thank's Dr nhiều nè. Very Happy 
Xíu ơi! Cuội cùng Xíu hát lại bài Hoài Cảm với Dr nghen.
 Smile

Cuội
Khách viếng thăm


Về Đầu Trang Go down

Những giọng ca cây nhà lá vườn - Page 22 Empty Re: Những giọng ca cây nhà lá vườn

Bài gửi by Bé Xíu Tue Apr 22, 2014 1:43 am

Hữm rày Anh Cuội đi đâu vắng nhà ,Xíu dzô phố nhưng mà dzầy nè  ngonghinh.Nghe Bác Đốc Tò hát bài này bùn Thơ thãm hu..hu.. Sad Cung Tién cho nhiều bài ca Xíu thích  ...ồ bài của Từ Công Phụng thật là tuyệt với .Dạ cảm ơn Bác Đóc tờ nhìu ...Mai mốt gặp nhau hát ka ra o ko nghe Anh Cuội hi..hi.. Very Happy
Bé Xíu
Bé Xíu

Tổng số bài gửi : 185
Points : 3983
Reputation : 1
Join date : 04/12/2013

Về Đầu Trang Go down

Những giọng ca cây nhà lá vườn - Page 22 Empty Re: Những giọng ca cây nhà lá vườn

Bài gửi by thu trang Tue Apr 29, 2014 11:05 pm

Tối nay Trang mới nghe lại được giọng hát của bác Dr.
Mai mốt bé Xíu về chị Trang dẫn đi hát suốt đêm luôn, chịu không? Cuội có sức đi vầy không? Very Happy

thu trang

Tổng số bài gửi : 46
Points : 5112
Reputation : 0
Join date : 19/06/2010

Về Đầu Trang Go down

Những giọng ca cây nhà lá vườn - Page 22 Empty Re: Những giọng ca cây nhà lá vườn

Bài gửi by Dr Mon May 05, 2014 9:26 am

Mời các bạn đọc giai thoại về nhạc phẩm: “Còn chút gì để nhớ” được phổ nhạc và hát lần đầu tiên tại Pleiku như thế nào?
Khoảng năm 1970.
Trước một chút, tôi bị bắt quân dịch, rồi làm lính kiểng. Lo lót để được ở lại thị xã, công việc chủ yếu của tôi là... chơi nhạc. Pleiku hồi ấy được mệnh danh là thị xã của lính, thị xã của binh khí, xe pháo. Lính tráng có lúc nhiều gấp ba lần dân Pleiku.
Nhưng công bằng mà nói, Pleiku cũng là nơi có rất nhiều quán xá, câu lạc bộ gắn liền với âm nhạc. Tôi còn nhớ, hồi đó một số quán cà phê ở Pleiku vẫn thường tổ chức những đêm thơ, nhạc một cách khá bài bản, ví như quán Văn, Tay Trái,... Pleiku ngày ấy cũng còn là nơi lui tới khá thường xuyên của nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng, một số người trong đó, còn sống và sáng tác cho đến tận bây giờ.
Ngoài hai mươi tuổi, tôi cùng vài ba anh em thân quen đồng trang lứa khác chơi nhạc cho khá nhiều nơi trong thị xã. Thu nhập kể ra cũng không đến nỗi nào nhưng quan trọng là vào thời điểm ấy, tính mạng mình được an toàn hơn là phải ra mặt trận. Một hôm, khoảng hơn 20 giờ, sau khi chơi nhạc, chúng tôi đang sửa soạn rời câu lạc bộ Đại Hàn (Korea Club)-nằm trên đường Hùng Vương (đường Hoàng Diệu cũ, chỗ sát tường rào Nhà Văn hóa Lao động, gần đối diện với cổng Trường THPT Chuyên Hùng Vương bây giờ) để trở về nhà thì có một tốp người đi vào. Sở dĩ hàng đêm chúng tôi phải về sớm là vì, hồi đó, chừng 22 giờ hoặc trước 22 giờ một chút, Pleiku đã phát lệnh giới nghiêm, cấm người dân ra khỏi nhà.
Tôi nhìn thấy trong nhóm đang đi vào ấy có mấy người tôi biết mặt, biết tên từ trước, số còn lại thì sau lần gặp gỡ ấy, tôi mới biết họ. Đó là nhạc sĩ Phạm Duy, nhà thơ Kim Tuấn (tức Nguyễn Phước Vĩnh Khuê (1938-2003), quê Hà Tĩnh, hậu duệ của Tùng Thiện Vương Miên Thẩm, tác giả các lời thơ được phổ nhạc nổi tiếng như Những bước chân âm thầm, Anh cho em mùa xuân, đồng thời là thầy dạy tiếng Anh của anh em tôi ở Pleiku), đại úy quân cảnh Nguyễn Vinh Hiển (nhà văn Hoàng Khởi Phong, tác giả của tiểu thuyết Người trăm năm cũ, Nhà Xuất bản Hội Nhà văn, 2009).
Cùng đi với những văn nghệ sĩ ấy còn có một vài người khác nữa. Nhưng cho đến tận bây giờ, tôi vẫn không sao quên được một người đã gây cho tôi những ấn tượng mạnh trong buổi tối hôm ấy. Người ấy trẻ, trạc tuổi tôi, mặc một tấm áo màu xám, sau lưng có dòng chữ LCĐB in đậm.
Thấy chúng tôi đứng dậy toan về, nhạc sĩ Phạm Duy nói: Ở nguyên đó đi, có việc cần đấy. Chúng tôi miễn cưỡng chờ, dù trong lòng ai chắc cũng đã nóng như lửa đốt, vì giờ giới nghiêm đã tới rồi. Dường như biết sự lo lắng của mấy anh em nhạc công, ông Phạm Duy lại bảo: Lát có xe đưa về. Cứ yên tâm. Đến nước này thì chúng tôi cũng đành yên tâm vậy, vả lại có ông sĩ quan quân cảnh ở đây, chắc chúng tôi sẽ không bị làm phiền vì về nhà lúc đã quá giờ quy định.
Nhạc sĩ Phạm Duy kéo ghế ngồi xuống, mấy người đi cùng lặng lẽ tản ra xung quanh. Ông lấy trong túi cái áo màu đen đang mặc ra một tờ giấy và một cây bút rồi bắt đầu kẻ các dòng nhạc rất nhanh. Một lát sau, thấy chúng tôi đã đứng, ngồi sẵn sàng bên các nhạc cụ quen thuộc của mình, ông hất hàm bảo: Đô trưởng, boston nhé. Và thế là ông cầm tờ giấy hát trước, mấy anh em tôi đệm theo sau. Ngoài trời lúc ấy có mưa nhưng không nặng hạt lắm.
Giọng Phạm Duy lúc bổng khi trầm khá cuốn hút. Ông dứt lời, mọi người vỗ tay chúc mừng. Tôi nhớ, hình như Phạm Duy hát xong có đặt tờ giấy xuống bàn, gạch sửa chút ít gì đó, hát lại một vài câu rồi mới gấp nó lại bỏ vào túi áo thì phải. Riêng người đặc biệt của tôi đêm ấy thì không nói gì, anh lặng lẽ ngồi đó cho đến khi chúng tôi được một chiếc xe Jeep đưa về tận nhà, mà không bị ai xét hỏi dọc đường. Lúc ấy, tôi đã biết: Anh là Vũ Hữu Định, một người lính phản đối chiến tranh nên bị đày lên mặt trận cao nguyên nguy hiểm trong màu áo LCĐB (lao công đào binh).
Nhiều chục năm đã trôi qua, bài thơ Còn một chút gì để nhớ của Vũ Hữu Định sau khi được Phạm Duy chắp cánh, có thể nói đã trở nên bất tử, suốt từ sau những năm 1970 của thế kỷ trước đến nay. Tôi rất thích khi có người viết rằng Vũ Hữu Định (và cả Phạm Duy nữa) đã đội vương miện cho thành phố này-Phố núi Pleiku. Tôi biết Vũ Hữu Định từ dạo ấy. Nhưng cũng phải nói thật, ban đầu, tức cái đêm hôm đó, tôi quý anh không phải vì thơ, mà chính là vì thấy... lạ quá, nể phục trong lòng quá.
Trong đầu tôi bao năm vẫn cứ mãi loanh quanh một câu hỏi: Tại sao những văn nghệ sĩ nổi tiếng như thế lại cất công đi tìm anh, chơi với anh, coi anh như bạn bè thân thiết, trong khi anh đang là lao công đào binh, một người đã phải đứng trước tòa án binh lãnh án, bị đày ra phục dịch tại mặt trận, nơi cái chết có thể đến bất cứ lúc nào? Sau này tôi mới hiểu, đằng sau thân hình thấp nhỏ kia, bên trong tấm áo xám ấy là cả một tâm hồn lớn của một tài năng. Và, những người lớn đã vì tài năng mà quý nhau, đến với nhau, bất kể thân phận cụ thể...
Rất nhiều năm sau, khi tập thơ của Vũ Hữu Định được Nhà Xuất bản Trẻ ấn hành, internet đã phổ biến rộng rãi và nhất là khi nhạc sĩ Phạm Duy trở về Việt Nam định cư, thường tổ chức các đêm diễn lớn, tôi đã đọc thêm được ở đâu đó những thông tin về bài thơ Còn một chút gì để nhớ. Rằng nó đã được viết hồi năm 1970, từng được đăng trên tạp chí Khởi hành... Nhạc sĩ Phạm Duy trong một lần lên Pleiku tìm cảm hứng sáng tác, đã gặp Vũ Hữu Định và như ông từng viết thì: Vũ Hữu Định chính là một thi sĩ đích thực. Giống nhiều người khác, khi phổ thơ, vẫn thường thêm vào hay bớt đi một vài câu chữ của nguyên bản, nhưng riêng với Còn một chút gì để nhớ thì Phạm Duy "kính trọng hoàn toàn bố cục (structure) cũng như vận tiết (prosodie) của thi phẩm"-như ông thừa nhận.
Có thể, sau cái lần tự tay viết những nốt nhạc đầu tiên cho tác phẩm của mình tại Pleiku ấy, nhạc sĩ Phạm Duy còn chỉnh sửa thêm nữa trước khi công bố để bài hát trở nên nổi tiếng. Nhưng với tôi, đó là một kỷ niệm khó quên, dù vào thời điểm ấy, tôi chưa hoàn toàn ý thức được vấn đề, vì bài hát chưa được ai biết, ngoài tác giả, vài bạn bè của ông, trong đó có Vũ Hữu Định và chúng tôi-những người chơi nhạc tình cờ được Phạm Duy nhờ vả chút ít trước giờ giới nghiêm, thời mà Pleiku còn như là... trại lính.
Pleiku từ một thị xã bé nhỏ, nay đã được mở rộng, khác xưa rất nhiều. Tôi đã ở đây suốt từ thời ấu thơ, cho đến lúc về già, chứng kiến biết bao thay đổi. May mắn thay, dù cuộc sống có biến động thế nào đi chăng nữa, tôi vẫn được làm công việc mà mình yêu thích, đó là chơi nhạc và dạy nhạc. Trong cơ man âm thanh vang lên mỗi ngày ấy, tôi và rất nhiều những bạn trẻ yêu nhạc, vẫn dành những tình cảm trìu mến cho thành phố này. Chúng tôi đã yêu quý, gắn bó với Phố núi Pleiku, một phần vì âm nhạc, trong đó có tác phẩm của Phạm Duy-Vũ Hữu Định-Còn một chút gì để nhớ.
Nguyễn Quang Tuệ (ghi theo lời kể của ông N.H)
Nguồn: http://baogialai.com.vn
Giỗ cuối của thi sĩ Vũ Hữu Định tại Đà Nẵng
Nhiều năm nay, đến ngày giỗ (16 tháng Giêng) của Vũ Hữu Định – tác giả bài thơ Còn một chút gì để nhớ nổi tiếng, bạn bè văn nghệ sĩ đều về Đà Nẵng dự để tưởng nhớ người thi sĩ tài hoa bạc mệnh.
Năm nay, gia đình và con cái của cố thi sĩ Vũ Hữu Định đã rời hẳn quê hương để vào sống tại TP.HCM. Theo gợi ý của nhà thơ Trần Từ Duy – một người bạn của Vũ Hữu Định, gia đình đã tổ chức ngày giỗ cuối cùng của thi sĩ tại Đà Nẵng để bạn bè văn nghệ sĩ có điều kiện đến dự.
Vũ Hữu Định tên thật là Lê Quang Trung, sinh năm 1942 (Nhâm Ngọ) tại Huế nhưng sinh sống ở Đà Nẵng đã lâu.
Vũ Hữu Định làm thơ đăng nhiều tạp chí ở Sài Gòn trước 1975 nhưng chưa xuất bản tập nào.
Gần 20 năm sau thi sĩ qua đời, nhà thơ Trần Từ Duy cùng nhóm bạn mới tập hợp và in tập “Còn một chút gì để nhớ” (NXB Trẻ - 1996). Hàng trăm bản thảo khác của Vũ Hữu Định đã thất lạc mất, không tìm lại được.
nguồn: http://motthegioi.vn/
Và...
Nghe giọng ca sắp-lên-và-sẽ-xuống...

Những giọng ca cây nhà lá vườn - Page 22 Conchutgidenho1
Những giọng ca cây nhà lá vườn - Page 22 Conchutgidenho2
Những giọng ca cây nhà lá vườn - Page 22 Vhd_6_hnxr
Những giọng ca cây nhà lá vườn - Page 22 TH_QuangTue_ConChutGiDeNho2
Những giọng ca cây nhà lá vườn - Page 22 Vhd_1_bchm
Dr
Dr

Tổng số bài gửi : 768
Points : 5904
Reputation : 3
Join date : 07/06/2010

Về Đầu Trang Go down

Những giọng ca cây nhà lá vườn - Page 22 Empty Re: Những giọng ca cây nhà lá vườn

Bài gửi by Dr Mon May 05, 2014 9:27 am

Dr
Dr

Tổng số bài gửi : 768
Points : 5904
Reputation : 3
Join date : 07/06/2010

Về Đầu Trang Go down

Những giọng ca cây nhà lá vườn - Page 22 Empty Nhớ nhớ quên quên...

Bài gửi by Khách Mon May 05, 2014 11:49 am

Cảm ơn Dr, nghe như mình đang rảo bước chầm chậm trên những con đường phố núi. handclap

Khách
Khách viếng thăm


Về Đầu Trang Go down

Những giọng ca cây nhà lá vườn - Page 22 Empty Re: Những giọng ca cây nhà lá vườn

Bài gửi by Cuội Tue May 06, 2014 11:41 pm

Nghe để mà thấy nhớ...
Còn một chút gì để nhớ ....để quên.
Thank's Dr nhiều nè.
  3d-11

Cuội
Khách viếng thăm


Về Đầu Trang Go down

Những giọng ca cây nhà lá vườn - Page 22 Empty Re: Những giọng ca cây nhà lá vườn

Bài gửi by Bé Xíu Wed May 07, 2014 12:57 am

thu trang đã viết:Tối nay Trang mới nghe lại được giọng hát của bác Dr.
Mai mốt bé Xíu về chị Trang dẫn đi hát suốt đêm luôn, chịu không? Cuội có sức đi vầy không? Very Happy
 Dạ cảm ơn Chị Thu Trang nhã ý mới E đi hát ka ra ô ki .Dạ giọng Xíu hát dzài bài là ngẹn hát hỏng được ,nhưng mấy Chị rủ đi thì E sẽ sẵn sàng đi liền há .Hẹn gặplâu lắm ! Very Happy

Bác Đốc Tờ hát luc nào nghe cũng tình cảm ! handclap
Bé Xíu
Bé Xíu

Tổng số bài gửi : 185
Points : 3983
Reputation : 1
Join date : 04/12/2013

Về Đầu Trang Go down

Những giọng ca cây nhà lá vườn - Page 22 Empty Re: Những giọng ca cây nhà lá vườn

Bài gửi by Dr Sun May 25, 2014 1:46 am

http://yourlisten.com/gatuquan/chodoichuton
Mấy tuần nay, lòng đang ``dậy sóng`` vì bọn thằng Tàu Khựa đang xâm chiếm vùng biển Đông của quê hương...
Hát một bài nhạc "mơ mộng" của Ns Trịnh Công Sơn để thấy lòng nhẹ nhàng hơn...
Mời  các bạn nghe "Cho Đời Chút Ơn". Cảm ơn bạn đã ghé nghe nhạc.

Những giọng ca cây nhà lá vườn - Page 22 Cho%20Doi%20Chut%20On%20_%20TCS
Dr
Dr

Tổng số bài gửi : 768
Points : 5904
Reputation : 3
Join date : 07/06/2010

Về Đầu Trang Go down

Những giọng ca cây nhà lá vườn - Page 22 Empty Re: Những giọng ca cây nhà lá vườn

Bài gửi by HX77 Thu May 29, 2014 7:24 am

"Cho đời chút ơn", nghe để tìm một chút  dư hương của nổi nhớ a.
Dr nhắc  càng thấy bực mình tụi tàu chịt lì lượm kia... Sao không muốn bình yên mà cứ làm dậy sóng ? 
Thank's Dr .
 3d-11

HX77
Khách viếng thăm


Về Đầu Trang Go down

Những giọng ca cây nhà lá vườn - Page 22 Empty Re: Những giọng ca cây nhà lá vườn

Bài gửi by Dr Fri May 30, 2014 12:33 am

Nhạc sĩ Nguyễn Vũ tên thật là Nguyễn Tuấn Khanh, sinh năm 1944 tại Hà Nội nhưng suốt thời niên thiếu ông sống ở Đà Lạt. Chú ruột dạy vĩ cầm, bạn của bố ông cũng là nhạc sĩ, vì thế từ nhỏ Nguyễn Vũ đã hát cho Ban thiếu nhi Đài Phát thanh Đà Lạt. Năm 12 tuổi, cậu bé Khanh nhận được phần thưởng giải nhất đơn ca thiếu nhi của đài là một cây đàn mandolin - như là một định mệnh - cậu bé Khanh đã gắn bó với âm nhạc suốt gần nửa thế kỷ và trở thành nhạc sĩ Nguyễn Vũ sau này. Năm 23 tuổi, nhạc sĩ Nguyễn Vũ đã có tác phẩm đầu tay tạo được tiếng vang: ca khúc Huyền thoại chiều mưa rồi lần lượt là Lời cuối cho em, Bài Thánh ca buồn, Nhìn nhau lần cuối, Lời cuối cho người tình...
- Là tác giả của nhiều nhạc phẩm được nhiều người yêu thích, trong số đó có: "Bài thánh ca buồn", nhưng không mấy ai biết về tác giả của nó. Anh có thể tự giới thiệu đôi nét về mình?
Nhạc sĩ Nguyễn Vũ:
- Từ nhỏ, bằng việc tự học, tôi đã biết chơi nhiều nhạc cụ như guitar, harmonica, banjo, piano, sáo,... Năm 19 tuổi, tôi lập nhóm kích động nhạc Les pénitens chơi cùng ba người bạn khác và năm 21 tuổi, tôi sáng tác bản nhạc đầu tay "Loài chim biển". Hai năm sau, tôi được công chúng yêu nhạc biết đến nhiều hơn qua xê-ri ba bài có chữ “cuối”: Lời cuối cho em, Nhìn nhau lần cuối, Bài cuối cho người tình. Cả ba đều do ca sĩ Elvis Phương trình bày đầu tiên. Vào thời sung sức nhất, tôi đã viết và phổ biến được khoảng 50 - 60 ca khúc, trong đó hết 1/3 ca khúc nói về biển vì tôi rất yêu biển. Sau năm 1975, tôi làm công tác văn thể mỹ của Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 22. Từ 20 năm nay, tôi mở lớp dạy nhạc tại nhà. Thỉnh thoảng, có trung tâm băng nhạc nào yêu cầu, tôi lại viết ca khúc. Việc dạy nhạc cũng như sáng tác của tôi sau này là để cho vui, nhằm thỏa mãn nỗi đam mê âm nhạc chứ không phải để mưu sinh. Các con tôi đều trưởng thành, có cuộc sống ổn định và muốn tôi được sống thảnh thơi, vui thú với bạn bè.
Mời quý ace và các bạn nghe nhạc phẩm:

Những giọng ca cây nhà lá vườn - Page 22 Loi%20Cuoi%20Cho%20Em%20(Nguyen%20Vu)Bia%201
Những giọng ca cây nhà lá vườn - Page 22 Loi%20Cuoi%20Cho%20Em
Những giọng ca cây nhà lá vườn - Page 22 Nh%E1%BA%A1c%20s%C4%A9%20Nguy%E1%BB%85n%20V%C5%A9
Dr
Dr

Tổng số bài gửi : 768
Points : 5904
Reputation : 3
Join date : 07/06/2010

Về Đầu Trang Go down

Những giọng ca cây nhà lá vườn - Page 22 Empty Re: Những giọng ca cây nhà lá vườn

Bài gửi by Xì cò que Mon Jun 02, 2014 2:57 am

Hay Bác Đóc ơi ! handclap
Xì cò que
Xì cò que

Tổng số bài gửi : 41
Points : 3815
Reputation : 1
Join date : 26/12/2013

Về Đầu Trang Go down

Những giọng ca cây nhà lá vườn - Page 22 Empty Re: Những giọng ca cây nhà lá vườn

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Trang 22 trong tổng số 22 trang Previous  1 ... 12 ... 20, 21, 22

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn được quyền trả lời bài viết